Tin tức

Trang chủ » Tin tức » Trang 4

Vũ Di Sơn – Cái Nôi Của Trà Thượng Hạng

Vũ Di Sơn – Cái Nôi Của Trà Thượng Hạng

07/12/2024

Núi Vũ Di nằm tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, từ lâu đã được mệnh danh là “thiên đường của trà”. Đây không chỉ là nơi ra đời của những loại trà trứ danh như Đại Hồng Bào  hay Ô Long mà còn là vùng đất hội tụ đầy đủ những điều kiện tự nhiên hoàn hảo để tạo nên những lá trà chất lượng đỉnh cao.

Khí Hậu Và Thổ Nhưỡng Lý Tưởng

Khí hậu ở Núi Vũ Di mang nét đặc trưng của vùng ôn đới cận nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình khoảng 18-20°C và lượng mưa dồi dào quanh năm. Khu vực này còn được bao phủ bởi sương mù, giúp duy trì độ ẩm lý tưởng cho sự phát triển của cây trà.

Đất đỏ và đất bazan giàu khoáng chất ở Núi Vũ Di là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cây trà. Nhờ đó, lá trà hấp thụ được những dưỡng chất cần thiết, tạo nên hương vị thanh tao, đậm đà mà không vùng đất nào có thể sánh được. Thổ nhưỡng đặc biệt này còn giúp lá trà có được hậu vị ngọt ngào tự nhiên, được dân sành trà ví như “vị của núi rừng”.

Núi Vũ Di được bao phủ bởi sương mù
Núi Vũ Di được bao phủ bởi sương mù

Địa Hình Đồi Núi Độc Đáo

Được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi cao chót vót và các thung lũng nhỏ, Núi Vũ Di có địa hình lý tưởng để trồng trà. Những sườn núi có độ cao vừa phải giúp cây trà nhận được ánh nắng nhẹ nhàng, kết hợp với sương mù tự nhiên tạo điều kiện để lá trà phát triển chậm, từ đó tích lũy hương vị tinh túy. Địa hình này còn góp phần tạo ra sự thông thoáng tự nhiên, giúp cây trà chống chịu tốt với sâu bệnh mà không cần sử dụng nhiều hóa chất, giữ được sự tự nhiên và tinh khiết

Thung lũng trà trên núi Vũ Di
Thung lũng trà trên núi Vũ Di

Nguồn Nước Tinh Khiết – Linh Hồn Của Lá Trà

Một trong những bí quyết làm nên sự khác biệt của trà Vũ Di chính là nguồn nước tự nhiên chảy qua những tầng đá và rừng rậm nguyên sinh. Nước từ các con suối ở đây không chỉ sạch, giàu khoáng chất mà còn chứa các vi lượng tự nhiên có lợi, giúp cây trà phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình chế biến, nguồn nước này còn được sử dụng để làm sạch và chế biến lá trà, góp phần bảo toàn hương vị thanh khiết và thơm ngon đặc trưng.

Những con suối giàu khoáng chất quanh núi Vũ Di
Những con suối giàu khoáng chất quanh núi Vũ Di

Lịch Sử Lâu Đời Và Nghệ Thuật Làm Trà Đỉnh Cao

Đây là nơi khởi nguồn của văn hóa trà với lịch sử kéo dài hàng nghìn năm. Truyền thuyết kể rằng trà Đại Hồng Bào – loại trà quý hiếm nhất thế giới – từng được dâng lên vua chúa thời nhà Minh như một món quà quý giá.

Kỹ thuật canh tác trà tại đây được truyền từ đời này sang đời khác, đặc biệt là các phương pháp chế biến thủ công như sao trà, vò trà. Những bí quyết này giúp trà Vũ Di đạt đến độ hoàn hảo về hương và vị. Truyền thống lâu đời không chỉ đảm bảo chất lượng trà mà còn góp phần đưa trà Vũ Di trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc

Sự tỉ mẩn đến độc đáo trong cách làm trà
Sự tỉ mẩn đến độc đáo trong cách làm trà

Núi Vũ Di – Di Sản Thế Giới

Năm 1999 được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới nhờ giá trị tự nhiên và văn hóa độc đáo. Không chỉ là một vùng đất sản xuất trà nổi tiếng, nơi đây còn là địa điểm du lịch sinh thái, thu hút hàng triệu lượt khách mỗi năm.

Du khách có cơ hội trải nghiệm không gian thiên nhiên hùng vĩ, đồng thời thưởng thức những tách trà đậm đà, thơm lừng mang hương vị của đất trời. Danh hiệu này cũng khẳng định vị thế toàn cầu trong ngành trà.

Những lá trà thượng hạng, mang trong mình hương vị đậm đà và giá trị văn hóa sâu sắc
Những lá trà thượng hạng, mang trong mình hương vị đậm đà và giá trị văn hóa sâu sắc

Không phải ngẫu nhiên mà Núi Vũ Di được xem là vùng đất trồng trà tốt nhất thế giới. Sự kết hợp hoàn hảo giữa khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, nguồn nước và bề dày lịch sử đã tạo nên những lá trà thượng hạng, mang trong mình hương vị đậm đà và giá trị văn hóa sâu sắc.

Nếu bạn là một tín đồ trà, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức trà Núi Vũ Di – nơi mỗi ngụm trà là một phần tinh túy của thiên nhiên và con người.

Biên tập : Thúy Hiền

Cách Pha Trà Đạo Chuẩn Trung Hoa

Cách Pha Trà Đạo Chuẩn Trung Hoa

05/12/2024

Khi nói đến trà đạo, không thể không nhắc đến Trung Quốc – nơi sinh ra nghệ thuật thưởng trà, một phần không thể thiếu trong nền văn hóa lâu đời của người dân nơi đây. Trà không chỉ là một thức uống, mà còn là cảm hứng trong thơ ca, âm nhạc và hội họa, trở thành biểu tượng của sự tinh tế và thanh thoát. Bài viết này sẽ chia sẻ với bạn những bước pha trà đạo Trung Hoa chuẩn nhất, giúp bạn thưởng thức trà một cách trọn vẹn.

Trà không chỉ là một thức uống, mà còn là một nghệ thuật, trong đó việc pha trà và thưởng trà đòi hỏi sự tỉ mỉ và tinh tế mà không phải ai cũng có thể dễ dàng làm được. Mỗi công đoạn, từ việc chọn trà đến cách pha chế, đều phải tuân thủ những quy định chặt chẽ để mang đến một ấm trà “chuẩn vị”. Để đạt được hương vị trà hoàn hảo, mỗi bước đều yêu cầu sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tỉ mỉ

Chuẩn bị đầy đủ trước khi pha trà đạo Trung Quốc
Chuẩn bị đầy đủ trước khi pha trà đạo Trung Quốc

Để pha trà đạo Trung Hoa đúng cách, đầu tiên, bạn cần chọn những lá trà tươi ngon, khỏe mạnh và nguyên vẹn. Lá trà sau khi được chọn sẽ được sơ chế cẩn thận, sao khô trên chảo nóng và sau đó được mang hạ thổ. Quá trình hạ thổ giúp trà hấp thụ linh khí của đất trời, cân bằng âm dương, làm tăng thêm sự tinh túy và hương vị tự nhiên của trà.

Nước là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc pha trà. Nước mưa, nước giếng hay nước suối là những loại nước lý tưởng nhất. Theo truyền thống, người xưa thường dùng nước từ những mạch nước nhỏ chảy ra từ trong núi hoặc những giọt sương mai đọng trên cành cây để pha trà. Đây là nguồn nước trong lành, mang theo sự tinh khiết của thiên nhiên, góp phần tạo nên hương vị trà thanh mát và độc đáo.

Ấm pha trà nên được làm từ chất liệu gốm sứ, vì chúng có khả năng giữ nhiệt tốt, giúp trà được pha ở nhiệt độ lý tưởng nhất. Bên cạnh đó, chất liệu gốm sứ còn giúp trà giữ được hương vị thơm ngon, mang lại trải nghiệm thưởng trà hoàn hảo.

Chén trà dùng để thưởng thức trà đạo Trung Hoa thường có kích thước nhỏ gọn, vừa đủ để bạn nhấp môi và thưởng thức từng ngụm trà thanh mát, ngọt nhẹ. Chỉ cần một vài ngụm, bạn đã có thể cảm nhận được hương vị tươi mới và sự thư giãn mà trà mang lại.

Cách pha trà đạo Trung Hoa

Đầu tiên, tráng ấm trà bằng nước nóng để làm sạch và giúp ấm giữ nhiệt lâu hơn. Sau đó, cho vào ấm khoảng 1/3 lá trà, rồi đổ nước sôi vào, đặt ấm vào một bát lớn để nước tràn ra ngoài. Xả nước ngay lập tức, chỉ giữ lại phần lá trà đã được làm sạch.

Tiếp theo, đổ nước sôi vào ấm trà lần nữa và đậy nắp lại. Để giữ cho trà không bị sủi bọt, bạn không nên để trà quá lâu trong lần pha đầu tiên – chỉ khoảng 30 giây là đủ để trà ra vị thanh nhẹ. Ở lần pha thứ hai, tăng thêm thời gian khoảng 10 giây, và lần thứ ba có thể để thêm 15 giây nữa. Mỗi ấm trà có thể pha từ ba đến bốn vòng, tùy thuộc vào loại trà và sở thích của người pha. Mục tiêu là đảm bảo mỗi vòng trà đều có hương vị đồng nhất, thể hiện sự tinh tế và khả năng làm chủ nghệ thuật pha trà của người pha.

Cách pha trà đạo Trung Hoa đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ
Cách pha trà đạo Trung Hoa đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ

Thưởng trà 

Mỗi vùng miền ở Trung Quốc có phong cách thưởng trà riêng, phản ánh đặc trưng văn hóa của từng nơi. Người Bắc Kinh thích trà hoa nhài, Thượng Hải ưa trà xanh, Hồ Nam yêu trà gừng, còn Phúc Kiến nổi bật với trà đen.

Ngoài hương vị trà, nghi lễ và cách thức uống trà ở mỗi địa phương cũng mang đậm dấu ấn văn hóa. Với người Bắc Kinh, khi được mời trà, bạn phải đứng dậy nhận chén trà, đỡ chén bằng cả hai tay và nói lời cảm ơn trước khi thưởng thức. Trong khi đó, ở Quảng Đông, người nhận trà sẽ khum tay lại để đón nhận ly trà, sau đó gõ nhẹ ba lần vào bàn tay như một cách thể hiện sự biết ơn. Những nghi lễ này không chỉ làm tăng giá trị của trà mà còn là cách thể hiện lòng tôn trọng và sự thanh lịch trong văn hóa trà đạo.

Thưởng trà là một nghệ thuật có quy tắc và lễ nghĩa
Thưởng trà là một nghệ thuật có quy tắc và lễ nghĩa

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách pha trà đạo Trung Hoa cho bạn đọc tham khảo. Hy vọng với bài viết này bạn đã tự tay pha được những ấm trà đúng vị để thưởng thức mỗi ngày.

Biên tập : Thúy Hiền

Kim Tuấn Mi – Hồng Trà Thượng Hạng Xứ Trung

Kim Tuấn Mi – Hồng Trà Thượng Hạng Xứ Trung

05/12/2024

Kim Tuấn Mi – Hồng Trà Thượng Hạng Xứ Trung
Kim Tuấn Mi – Hồng Trà Thượng Hạng Xứ Trung

Khi nhắc đến những loại trà tinh hoa bậc nhất trên dãy núi Vũ Di của Trung Quốc, cái tên Kim Tuấn Mi chắc chắn không thể bỏ qua. Dù chỉ mới xuất hiện từ năm 2005, loại Hồng trà này đã nhanh chóng chiếm trọn trái tim của những người yêu trà, không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới. Với hương vị độc đáo và sự cầu kỳ trong từng công đoạn chế biến và xứng đáng được tôn vinh là Hồng trà ngon nhất Trung Hoa.

Kim Tuấn Mi Là Gì?

Tên gọi Kim Tuấn Mi  mang ý nghĩa “Lông Mày Vàng” trong tiếng Việt. Sở dĩ có tên như vậy là vì những búp trà sau khi chế biến mang hình dáng thanh mảnh, dày dặn, tựa như nét lông mày của bậc quân tử. Đặc biệt, sắc vàng óng ánh như ánh kim của cánh trà càng làm tôn lên vẻ đẹp quý phái, sang trọng của nó.

Không chỉ là một trong Thập Đại Danh Trà Trung Hoa, Kim Tuấn Mi còn được ca tụng như một biểu tượng của Hồng trà, khiến bất kỳ ai từng thưởng thức đều không thể quên.

Vũ Di Sơn, quê hương của Kim Tuấn Mi, từ lâu đã nổi tiếng với các dòng nham trà (trà mọc trên núi đá) và Hồng trà. Tuy nhiên, có một thời gian dài, Hồng trà nơi đây ít được chú ý khi trà xanh, ô long, hay phổ nhĩ dường như chiếm ưu thế trên thị trường.

Đến năm 2005, một bước ngoặt lớn đã xảy ra. Các nghệ nhân trà tại làng Đồng Mộc, thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên quốc gia Vũ Di Sơn, đã sáng tạo ra Kim Tuấn Mi từ những búp non tinh tuyển của giống trà Tiểu Chủng. Sự ra đời của loại trà này đã làm hồi sinh Hồng trà tại Vũ Di Sơn, đưa nó lên một tầm cao mới.

Được làm hoàn toàn từ những búp non của cây trà mọc ở độ cao lý tưởng trong phạm vi 565 km² của Vũ Di Sơn, đặc biệt tập trung tại làng Đồng Mộc, thị trấn Tinh Thôn  Sự khắt khe trong việc lựa chọn nguyên liệu cùng với quy trình chế biến tỉ mỉ đã tạo nên hương vị vừa đậm đà, ngọt hậu, vừa thanh khiết, khó có loại Hồng trà nào sánh được.

Vườn trà trên dãy núi Vũ Di
Vườn trà trên dãy núi Vũ Di

Dù được chế biến theo dạng Hồng trà từ những cây trà mọc trên dãy núi Vũ Di, vẫn mang những nét đặc trưng riêng biệt, khác với các dòng Nham Trà nổi tiếng của vùng này. Một số nhà nghiên cứu trà đã không xếp Kim Tuấn Mi vào danh mục Nham Trà, vốn chủ yếu là các loại trà ô long được chế biến từ cây trà mọc trên núi đá.

Vũ Di Sơn từ lâu đã là một trung tâm sản xuất trà với lịch sử kéo dài từ giữa thế kỷ 17. Vùng đất này nổi danh với Đại Hồng Bào, một trong Tứ Đại Danh Trà Ô Long, được chế biến theo kiểu trà ô long truyền thống. Trà ở đây không chỉ là sản phẩm nông nghiệp mà còn là biểu tượng của văn hóa và lịch sử, minh chứng cho tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân trà qua hàng thế kỷ.

Trà gây ấn tượng với lá trà đen huyền điểm ánh vàng kim từ lông tơ mịn, búp trà tròn đều, thẳng tắp và chắc tay, thể hiện sự tinh tế và chất lượng cao cấp. Khi pha, trà cho nước vàng óng như mật ong, hương thơm độc đáo hòa quyện giữa trái cây, hoa và mật ong. Vị trà đậm đà, ngọt hậu, để lại dư vị khó quên, chinh phục mọi tín đồ trà đạo.

Kim Tuấn Mi có lá trà đen, mảnh và vàng kim, màu vàng là lông tơ và búp chè
Có lá trà đen, mảnh và vàng kim, màu vàng là lông tơ và búp chè

Quy Trình Chế Biến Trà – Tinh Hoa Từ Làng Đồng Mộc

Từ những cây trà thuộc dãy Vũ Di, theo cách chế biến khác nhau sẽ có ra được loại trà ô long và Hồng trà. Hồng trà nổi tiếng của dãy Vũ Di gồm 2 loại:

  1. Chính Sơn Tiểu Chủng được coi là “ông tổ” của Hồng trà truyền thống. Trà có vị trái cây, hương rừng rõ nét và đậm đà, nước trà màu hổ phách vô cùng ấn tượng. Ngày nay, có hai cách chế biến loại trà này: một loại có mùi lửa gỗ Tùng do được hun khói để hong khô bằng gỗ Tùng, một loại không có mùi gỗ. Lá trà hấp thụ mùi gỗ thông làm tăng hương vị rất nhiều, đôi khi mùi vị trà được so sánh giống hệt như một loại rượu whisky của Scotland.
  2. Kim Tuấn Mi – giống như Chính Sơn Tiểu Chủng nhưng chỉ sử dụng phần búp lá non, khác với Chính Sơn Tiểu Chủng sử dụng toàn bộ lá trà. Những búp trà sau khi chế biến có hình đạng dài, dày và đẹp tựa lông mi người quân tử. Hơn nữa cánh trà màu vàng óng, ánh kim. Trà tỏa ra hương vị mật ong và trái cây, khác với hương vị khói gỗ Tùng của Chính Sơn Tiểu Chủng truyền thống. Đây là kho báu cấp cao nhất rất hiếm, là loại trà tạo nên sự phổ biến nhanh chóng của Hồng trà ở chính Trung Quốc.
Trà Kim Tuấn Mi có nước trà vàng,hương thơm hỗn hợp của trái cây, hoa, mật ong
Trà có nước trà vàng,hương thơm hỗn hợp của trái cây, hoa, mật ong

Hầu hết các loại Hồng trà thường được lên men từ lá cây trà với độ oxy hoá từ 80-95%. Với Hồng trà ngoài việc chọn đúng loại búp trà chất lượng cao nhất thì kỹ thuật chế biến rất quan trọng để cho ra đời loại Hồng trà ngon nhất thế giới.

Đầu tiên, phơi búp trà trong nửa bóng râm, nửa nắng. Lần thứ hai, đẩy và kéo mạnh để nhào búp trà. Lần thứ ba, vun đống trà lại rồi dùng vải ướt đậy để lên men đến 70%, nướng chậm không khói ở nhiệt độ thấp. Sau khi hoàn thành bước thứ ba, túi được đậy kín bằng đá để không bị oxy hóa, và tạo thành trà “lông mày vàng”. Bước cuối cùng là cho trà vào khuôn và nướng lại để hoàn thành để tạo ra.

Công đoạn rải lá trà tươi để làm héo được kiểm soát chặt chẽ.
Công đoạn rải lá trà tươi để làm héo được kiểm soát chặt chẽ.

Theo tính toán, để tạo ra 500 gram trà thành phần thì cần 50.000 búp trà, nếu là búp trà hái trước Lễ hội Thanh Minh tức là khoảng tháng 3 – 4 dương lịch sẽ cho chất lượng trà cao nhất (Lễ hội Thanh Minh vào tháng 4-6 dương lịch, việc hái chè ở vùng núi cao diễn ra muộn hơn so với vùng chè ở vùng thấp). Trà thu hoạch sau lễ hội Thanh Minh thường được dùng để chế biến loại Hồng trà Chính Sơn Tiểu Chủng.

Ngày nay trà được chế biến ở các địa phương khác ngoài làng Đồng Mộc, tuy nhiên theo định nghĩa tiêu chuẩn quốc gia hiện nay về “Kim Tuấn Mi” thì ngay cả khi trà được làm theo tay nghề của nghệ nhân nhưng ở bên ngoài làng Đồng Mộc thì nó cũng không thể được gọi là “Kim Tuấn Mi”. Kim Tuấn Mi là đại diện trực tiếp cho nguồn gốc xuất sứ, nguyên liệu và công nghệ chế biến trà của làng Đồng Mộc

Biên tập: Thuý Hiền

Văn Hóa Trà Đạo – Hành Trình Tìm Hiểu Một Nền Tinh Hoa Nghìn Năm

Văn Hóa Trà Đạo – Hành Trình Tìm Hiểu Một Nền Tinh Hoa Nghìn Năm

04/12/2024

Trong lịch sử loài người, ít có thức uống nào vượt qua ranh giới của một món giải khát để trở thành một biểu tượng văn hóa như trà ở Trung Quốc. Không chỉ là nơi khởi nguồn của lá trà, Trung Quốc còn phát triển trà thành một nghệ thuật sống – Trà Đạo – phản ánh những giá trị tinh thần và triết lý sâu sắc. Qua hàng nghìn năm, trà đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống, nghệ thuật và phong tục tập quán của người Trung Hoa.

Văn Hóa Trà Đạo Trung Quốc Một Nền Tinh Hoa Nghìn Năm
Văn Hóa Trà Đạo Trung Quốc Một Nền Tinh Hoa Nghìn Năm

Nguồn gốc huyền thoại của trà Trung Quốc

Theo truyền thuyết, trà được phát hiện vào khoảng năm 2737 TCN bởi Hoàng đế Thần Nông, khi lá trà vô tình rơi vào một cốc nước nóng. Hương thơm thoang thoảng và vị thanh mát của nước trà đã chinh phục Hoàng đế. Từ đó, trà dần trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật của người Trung Quốc.

Nguồn gốc huyền thoại của trà Trung Quốc
Nguồn gốc huyền thoại của trà Trung Quốc

Qua thời gian, trà không chỉ đơn thuần là thức uống mà còn là biểu tượng của sự thanh cao và tinh tế. Đến thời nhà Đường (618–907), văn hóa trà bắt đầu được định hình rõ rệt và đạt đến đỉnh cao vào thời nhà Tống (960–1279), khi trà được xem như một nghệ thuật cao quý và được đưa vào các nghi thức hoàng gia.

Trà Đạo Trung Quốc: Nghệ thuật hơn cả một thức uống

Trà Đạo Trung Quốc là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp tự nhiên, sự khéo léo của con người và triết lý sống sâu sắc. Trong Trà Đạo, mỗi bước thực hiện – từ pha trà, thưởng trà cho đến chia sẻ với bạn bè – đều phản ánh sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.

Trà Đạo Trung Quốc: Nghệ thuật hơn cả một thức uống
Trà Đạo Trung Quốc: Nghệ thuật hơn cả một thức uống

Nguyên tắc Trà Đạo Trung Quốc:

  1. Hòa : Hài hòa giữa con người và tự nhiên.
  2. Tịnh : Tĩnh lặng và thanh lọc tâm hồn.
  3. Kính : Tôn trọng người pha trà và người thưởng trà.
  4. Nhã : Sự thanh tao, tinh tế trong từng động tác.

Trà không chỉ là món quà của thiên nhiên, mà còn là phương tiện giúp con người sống chậm lại, suy ngẫm và tìm về sự bình yên.

Sáu loại trà kinh điển của Trung Quốc

Trung Quốc là quê hương của sáu loại trà chính, mỗi loại mang trong mình câu chuyện riêng về quy trình chế biến và hương vị:

  • Lục Trà: Tươi mát, không oxy hóa, nổi tiếng với Long Tỉnh.
  • Bạch Trà: Thanh nhã, nhẹ nhàng, ví như “bạch kim” của thế giới trà.
  • Hoàng Trà: Hiếm và đắt đỏ, được chế biến công phu.
  • Trà Ô long: Nằm giữa trà xanh và trà đen, mang hương vị phong phú như Thiết Quan Âm.
  • Hồng Trà: Đậm đà, lưu giữ hương vị lâu dài, nổi tiếng với Kỳ Môn Hồng Trà .
  • Trà đen: Lên men tự nhiên, càng lâu năm càng đắt giá, đặc biệt phổ biến ở Vân Nam.
6 loại trà chính ở Trung Quốc
6 loại trà chính ở Trung Quốc

Ý nghĩa văn hóa của trà trong đời sống người Trung Quốc

  • Biểu tượng của lòng hiếu khách: Người Trung Quốc mời trà như một cách bày tỏ lòng kính trọng và sự chào đón nồng hậu.
  • Trà trong nghi lễ: Trà xuất hiện trong các dịp quan trọng như lễ cưới, lễ tạ ơn tổ tiên hoặc các buổi gặp mặt gia đình.
  • Nguồn cảm hứng nghệ thuật: Trà là chủ đề của nhiều bài thơ, bức họa và tác phẩm văn học. Cuốn “Trà Kinh” của Lục Vũ – một tác phẩm kinh điển – đã hệ thống hóa văn hóa trà thành một học thuyết.
Ý nghĩa văn hóa của trà trong đời sống người Trung Quốc len lỏi từ nhỏ tới từng người không kể nam hay nữ
Ý nghĩa văn hóa của trà trong đời sống người Trung Quốc len lỏi từ nhỏ tới từng người không kể nam hay nữ

Nghi thức thưởng trà: Hành trình của sự tinh tế

Mỗi chén trà là một câu chuyện, mỗi nghi thức là một trải nghiệm. Quy trình pha trà ở Trung Quốc mang tính nghi lễ cao:

  • Chuẩn bị dụng cụ: Chén, ấm, nước đều phải được làm sạch và làm nóng.
  • Đánh thức trà: Đổ nước nóng qua lá trà để lá “thức tỉnh”.
  • Ủ trà: Dùng nước ở nhiệt độ thích hợp để giữ nguyên hương vị.
  • Thưởng trà: Uống từng ngụm nhỏ, cảm nhận đầy đủ hương, vị và dư vị.
Người Trung Quốc tin rằng, cách thưởng trà chính là cách con người tìm lại sự cân bằng và kết nối với thiên nhiên.
Người Trung Quốc tin rằng, cách thưởng trà chính là cách con người tìm lại sự cân bằng và kết nối với thiên nhiên.

Trà Trung Quốc trong lòng người Việt

Người Việt từ lâu đã biết đến trà Trung Quốc qua các loại trà nổi tiếng như Thiết Quan Âm, Phổ Nhĩ hay Long Tỉnh. Với sự giao thoa văn hóa, nghệ thuật uống trà Trung Hoa đã thấm nhuần trong cách thưởng trà của người Việt, từ những ấm trà gia đình đến các nghi thức trà trang trọng.

Trà không chỉ là thức uống mà còn là cầu nối văn hóa, là biểu tượng của sự thanh tao và gần gũi. Trong từng ngụm trà, người Việt không chỉ cảm nhận được hương vị, mà còn thấu hiểu những giá trị văn hóa sâu sắc mà người Trung Quốc đã gìn giữ qua hàng nghìn năm.

Trà Đạo – Một hành trình không bao giờ kết thúc

Trà Đạo – Một hành trình không bao giờ kết thúc
Trà Đạo – Một hành trình không bao giờ kết thúc

Trà Trung Quốc không chỉ là một phần của lịch sử mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật và triết học. Khi bạn nâng tách trà lên, bạn không chỉ thưởng thức một thức uống, mà còn cảm nhận được tinh hoa của nền văn hóa cổ xưa.

Hãy cùng khám phá và để trà dẫn lối bạn đến với sự thanh bình, sâu lắng và sự hòa quyện hoàn hảo giữa con người với thiên nhiên. Đó chính là Trà Đạo – hành trình vượt thời gian, không chỉ của Trung Hoa mà còn của cả nhân loại.

Biên tập: Thuý Hiền

 

Khám phá tổng quan về trà Thiết Quan Âm

Khám phá tổng quan về trà Thiết Quan Âm

04/12/2024

Được xếp vào danh sách “Thập đại danh trà” nổi tiếng của Trung Quốc, trà Thiết Quan Âm không chỉ là một loại trà mà còn là biểu tượng văn hóa mang đậm chất truyền thống và huyền thoại. Với nguồn gốc từ vùng An Khê, Phúc Kiến, loại trà này gắn liền với những câu chuyện ly kỳ về hoàng gia, may mắn, và lòng thành kính đối với Phật Quan Âm.

Trà Thiết Quan Âm nằm trong 10 loại trà ngon thượng hạng của Trung Quốc
Nằm trong 10 loại trà ngon thượng hạng của Trung Quốc

Ngày nay, trà vẫn giữ vững vị trí đặc biệt trong lòng người yêu trà khắp thế giới, nhờ vào hương thơm hoa cỏ thanh tao và dư vị ngọt ngào đọng lại sau mỗi tách trà. Cùng khám phá loại trà đầy mê hoặc này để hiểu vì sao nó được yêu mến qua hàng thế kỷ!

TRÀ THIẾT QUAN ÂM LÀ GÌ?

Trà là một trong những đại diện xuất sắc của dòng trà ô long, nằm giữa trà xanh và trà đen về hương vị cũng như quy trình chế biến. Được oxy hóa một nửa, loại trà này mang đến sự cân bằng hoàn hảo giữa sự tươi mát của trà xanh và chiều sâu của trà đen.

Những cây trà được trồng tại các vùng núi cao, nơi có dòng suối trong lành và không khí mát lạnh. Quy trình oxy hóa được kiểm soát tỉ mỉ để tạo nên hương vị phức tạp và độc đáo, khó có thể diễn tả hết bằng lời.

Xác trà Thiết Quan Âm
Xác trà Thiết Quan Âm

HƯƠNG VỊ VÀ NGHỆ THUẬT SẢN XUẤT

Hương hoa dịu dàng, vị ngọt thanh với kết cấu mượt mà như nhung. Tùy vào phong cách chế biến, trà có thể mang sắc thái khác nhau:

  • Thiết Quan Âm Thanh Hương: Hương thơm thanh tao, vị ngọt nhẹ, nước trà xanh ngọc bích.
  • Thiết Quan Âm Nùng Hương: Hương vị đậm đà hơn, nước trà có sắc vàng xanh lấp lánh.
  • Thiết Quan Âm Trần Hương: Phong cách cổ điển, màu nâu sẫm, hương thơm nồng ấm.

Quy trình chế biến gồm nhiều công đoạn từ hái, làm héo, oxy hóa đến xao, vò và sấy khô – mỗi bước đều được thực hiện với sự tỉ mỉ và kinh nghiệm lâu đời.

NHỮNG CÂU CHUYỆN HUYỀN BÍ VỀ NGUỒN GỐC

Trà Thiết Quan Âm và giấc mộng gặp Phật Quan Âm kỳ ảo
Trà Thiết Quan Âm và giấc mộng gặp Phật Quan Âm kỳ ảo

Truyền thuyết Wei – Giấc mộng gặp Phật Quan Âm

Câu chuyện kể về Ngụy Ẩm, một nông dân trồng trà, đã nhận được sự “ban phước” từ Phật Quan Âm qua một giấc mơ kỳ diệu. Từ đó, cây trà đặc biệt mang tên “Thiết Quan Âm” ra đời, với hương vị ngọt ngào, thơm mùi hoa quế và sự sống mạnh mẽ giữa điều kiện khắc nghiệt.

Truyền thuyết Wang – Món quà dâng lên Hoàng đế

Theo một truyền thuyết khác, một học giả tên Wang đã tìm thấy cây trà dưới một tảng đá có hình dáng Phật Quan Âm. Ông mang trà dâng lên Hoàng đế Càn Long, và trà được đặt tên là Thiết Quan Âm như một biểu tượng của sự cao quý.

CÁC DÒNG TRÀ THIẾT QUAN ÂM ĐẶC SẮC

Trà Thiết Quan Âm có hai loại: Anxi và Muzha
Trà Thiết Quan Âm có hai loại: Anxi và Muzha
  1. Trà Thiết Quan Âm Anxi: Xuất xứ từ Phúc Kiến, mang phong cách nhẹ nhàng với hương hoa tươi mát, nước trà màu xanh ngọc.
  2. Trà Thiết Quan Âm Muzha: Được sản xuất tại Đài Loan, oxy hóa và rang kỹ hơn, hương vị đậm đà với sắc thái khói nhẹ đặc trưng.

9 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA TRÀ

  • Thanh nhiệt, giải độc, giảm say nắng.
  • Ngăn ngừa sâu răng, giúp răng chắc khỏe.
  • Giúp tỉnh táo, tăng cường năng lượng.
  • Chống lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giảm cholesterol, hỗ trợ tim mạch.
  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường.
  • Cải thiện tiêu hóa, tốt cho đường ruột.
  • Giảm cân, hỗ trợ kiểm soát béo phì.
  • Làm đẹp da, ngăn ngừa tàn nhang và nếp nhăn.

Trà Thiết Quan Âm phong cách Trung Quốc

BÍ QUYẾT PHA HOÀN HẢO

  1. Làm nóng ấm chén: Rót nước sôi tráng qua ấm và chén.
  2. Đánh thức trà: Sử dụng 8g trà, rót nước sôi ngập mặt trà rồi đổ nước đi.
  3. Ủ trà: Pha nước sôi 100°C, ủ trà khoảng 20–30 giây cho lần pha đầu. Tăng thời gian ở những lần pha sau.

Trà ngon nhất từ 7–8 nước, hương vị dần dịu nhẹ nhưng vẫn lưu lại độ ngọt thanh.

Cách pha Trà Thiết Quan Âm
Cách pha trà
Phơi trà từ 14-24 tiếng. Quy trình làm trà Thiết Quan Âm rất phức tạp và nhiều công đoạn (Ảnh: Sưu Tầm)
Phơi trà từ 14-24 tiếng. Quy trình rất phức tạp và nhiều công đoạn (Ảnh: Sưu Tầm)

Trà không chỉ là một thức uống mà còn là biểu tượng của nghệ thuật sống và tinh hoa văn hóa Trung Hoa. Mỗi tách trà là một hành trình khám phá hương vị, câu chuyện và sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Hãy thưởng thức và cảm nhận sự khác biệt vượt thời gian của danh trà lừng danh này!

Biên tập: Thuý Hiền

Hotline: 1900 4609
SMS: 085.302.0000 Nhắn tin Facebook Zalo: 085.302.0000