Tin tức

Trang chủ » Tin tức » Trang 2

Ấm tử sa – Bí quyết chọn ấm đúng và hiệu quả

Ấm tử sa – Bí quyết chọn ấm đúng và hiệu quả

07/02/2025

Ấm tử sa là một trong những trà cụ không thể thiếu của những người yêu trà bởi tác dụng mà chúng mang lại chắc hẳn ai cũng biết đến.

1. Tầm quan trọng của việc chọn ấm phù hợp

Đối với những người sành trà, việc chọn ấm tốt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ đảm bảo chất lượng của trà, mà còn giúp người thưởng trà tận hưởng trọn vẹn được hương vị đặc trưng của từng loại trà khác nhau.

Ấm tử sa chất lượng phải đảm bảo có khả năng giữ nhiệt hiệu quả, truyền nhiệt đều, lưới lọc tốt, đảm bảo độ thoáng khí. Hình dáng và kích thước của ấm cũng nên được lựa chọn sao cho phù hợp với nhu cầu của người pha.

Bên cạnh đó, tính thẩm mỹ của ấm cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng, không chỉ cần phù hợp với sở thích của người chơi trà, mà còn phải phù hợp với các phụ kiện khác có trong bộ trà cụ. Lựa chọn được loại ấm phù hợp sẽ giúp người thưởng trà được trải nghiệm những buổi trà đạo thanh tao.

2. Bốn cách chọn ấm tử sa phổ biến

Đối với những người mới làm quen với ấm trà tử sa có thể tham khảo 4 cách chọn ấm tử sa sau đây:

Chọn ấm dựa trên hình dáng ấm

Chọn ấm dựa trên cảm nhận các giác quan

Chọn ấm theo loại đất

Chọn ấm theo nhiệt độ nung

2.1. Chọn ấm tử sa dựa trên hình dáng ấm

Trước khi đi vào chi tiết từng cấu trúc có trên ấm, bạn cần phải quan sát tổng thể hình dáng ấm. Trong văn hóa trà đạo, ấm tử sa chính là loại trà cụ có tỉ lệ cân đối nhất. Do đó, ấm tốt phải có hình dáng cân bằng và các chi tiết tỷ lệ thuận với nhau.

Nắp ấm tử sa

Bất cứ một bộ phận nào có trên ấm đều có công dụng nhất định và những vai trò riêng của chúng, nắp ấm cũng không ngoại lệ. Khi lựa chọn ấm, nắp ấm cần cân đối theo tỷ lệ, vừa khít với miệng ấm và dễ dàng khi sử dụng.

Hình dáng nắp ấm cần cân đối theo tỷ lệ của tổng thể hình dáng ấm. Chính vì vậy mà mỗi dáng ấm tử sa lại có những thiết kế nắp ấm khác nhau.

Quai ấm tử sa

Đối với các loại ấm dùng để pha trà, quai ấm sử dụng nên phù hợp và cân đối với tỷ lệ dáng ấm. Bên cạnh đó, nó cũng phải phù hợp để người pha trà có thể dễ dàng cầm nắm, sử dụng hay rót trà và vệ sinh.

Vòi ấm tử sa

Nếu bạn là người chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn ấm, hãy tham khảo các dáng ấm có thiết kế phù hợp không chỉ về ngoại hình mà còn để thuận tiện trong việc rót trà, sao cho việc ngắt dòng trà được hiệu quả. Hạn chế những loại ấm bị rò, dễ tạo thành vết ẩm do nước trà trên vòi ấm.

Lưới lọc

Lưới lọc cũng là một trong những chi tiết vô cùng quan trọng mà bạn cần chú ý khi lựa chọn ấm. Bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến dòng nước của ấm mà còn có tác dụng ngăn bã trà chui qua vòi ấm ra ngoài. Tùy từng loại trà mà các loại lưới lọc cũng có thiết kế khác nhau sao cho phù hợp. Với những loại trà nguyên lá to, lưới lọc cũng nên có kích thước lớn và ngược lại.

Thể tích ấm tử sa

Ấm tử sa rất đa dạng kích thước to nhỏ khác nhau tùy vào nhu cầu sử dụng mà khi pha trà bằng ấm có thể lựa chọn cho mình ấm phù hợp. Chẳng hạn như ấm độc ẩm, song ẩm hay quần ẩm…

2.2. Chọn ấm tử sa dựa trên cảm nhận các giác quan

Bên cạnh cách chọn ấm theo các chi tiết trên ấm, chọn ấm tử sa dựa trên cảm nhận về giác quan cũng vô cùng quan trọng.

Cảm nhận bằng tay

Sử dụng tay có thể cảm nhận được độ mịn màng, trơn láng, không tì vết, cũng như liệu phần nắp và miệng ấm có khít nhau hay không. Ấm được nung liên tục trong lò với thời gian lên đến 23 tiếng, nhiệt độ rất cao từ 1.190 – 1.270 độ C, do đó đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề cao, chất đất tốt và mịn thì ấm mới không bị co giãn.

Nhìn bằng mắt

Ấm tử sa chất lượng phải có hình dáng ưa nhìn và thanh thoát. Tất cả các bộ phận như thân ấm, nắp ấm, vòi ấm hay quai ấm đều phải liền lạc và cân đối. Màu sắc ấm đồng đều từ trong ra ngoài, nếu có dấu triện của nghệ nhân làm ấm thì nét chữ cần sắc sảo và đặt cân đối ở trung tâm đáy, trên một đường thẳng nối từ vòi sang quai.

Với những chiếc ấm tử sa đắt tiền, thường sẽ có thêm dấu triện phụ được in rõ nét nằm ở dưới nắp ấm và phần quai cầm. Vòi ấm có thể dài ngắn khác nhau, nhưng đều phải đáp ứng được tiêu chí nước chảy thông, thẳng dòng và đều khi rót, không bị rơi vãi hay đọng trà nhiều bên ngoài.

Nghe bằng tai

Cách chọn ấm tử sa thông qua việc nghe bằng tai cũng được nhiều nghệ nhân sành trà ưa chuộng. Bạn chỉ cần đặt ấm lên lòng bàn tay, tay bên kia đặt vào quai ấm và khẽ gõ. Ấm tốt là khi nghe được tiếng kêu đanh chắc như kim loại va chạm vào nhau. Đây cũng là cách phân biệt ấm thật giả phổ biến.

2.3. Chọn ấm tử sa theo loại đất

Nguyên liệu để tạo thành ấm “trứ danh” chính là loại đất tử sa chỉ có tại vùng Nghi Hưng, Trung Quốc. Trong đó, loại đất thường được sử dụng để làm ấm chính là đất sét, không chỉ chế tác được nhiều hình dáng khác nhau mà còn phù hợp với ngân sách của đa số khách hàng.

So với đất sét thường thì đất sét đá có nhiều tính năng vượt trội hơn, được sử dụng để tạo nên những chiếc ấm dòng cao cấp, không chỉ chịu được nhiệt độ cao mà còn giữ được vẹn nguyên hương vị sơ khai của trà.

Do đó, bạn có thể lựa chọn ấm phù hợp dựa vào màu sắc của loại đất được dùng. Theo các đánh giá của nghệ nhân trà đạo, những màu sắc ấm tự nhiên có chất lượng tốt nhất là màu đỏ (Hồng Nê), màu tím (Tử nê), màu xanh lá (Lục Nê) và màu vàng (Đoàn nê). Tùy vào từng loại đất mà cấu tạo và hàm lượng vi khoáng sẽ có sự khác nhau chính vì vậy mà cũng phù hợp với từng loại trà riêng để tôn lên hương vị của loại trà đó.

2.4. Chọn ấm tử sa theo nhiệt độ nung

Bạn cũng có thể sử dụng cách chọn ấm tử sa theo nhiệt độ nung – phương pháp thường được nhiều nghệ nhân áp dụng. Tùy vào từng nhiệt độ nung khác nhau mà đặc tính của ấm cũng sẽ có những điểm khác biệt và phù hợp với từng loại trà khác nhau.

Ấm nung ở nhiệt độ thấp sẽ có chất đất xốp hơn, phù hợp với những thức trà thiên về hương. Ngược lại, ấm nung ở nhiệt độ cao lại có độ đanh, khả năng tỏa hương cao hơn nên thường dùng cho trà thiên về vị.

3. Những lưu ý khi chọn ấm tử sa

Cách chọn ấm tử sa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, có thể kể đến như:

  • Chất đất là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng, vì vậy người chơi ấm tử sa nên lựa chọn cho mình chất đất phải đúng chuẩn tử sa nguyên khoáng không pha trộn hoặc để yên tâm thì có thể chọn cho mình thương hiệu uy tín
  • Hình dáng ấm cũng là một yếu tố bạn cần quan tâm, bởi dáng tay cầm, kích thước và thiết kế chi tiết cũng ảnh hưởng rất đến tính thẩm mỹ của sản phẩm cũng như khả năng sử dụng.
  • Bạn cũng nên quan tâm đến khả năng truyền nhiệt của sản phẩm. Những loại ấm có khả năng truyền nhiệt tốt và tính truyền nhiệt đều sẽ giúp hương vị của trà trở nên thơm ngon hơn.
  • Chất lượng lưới lọc và nắp ấm cũng phải được đảm bảo, trong đó lưới lọc phải tốt và nắp ấm phải khít để tránh cặn trà và bã trà lọt vào bên trong. Việc dễ tháo lắp và vệ sinh cũng là yếu tố giúp ấm tử sa của bạn luôn được sạch sẽ.
  • Dung tích ấm cần phải phù hợp với quy mô buổi trà đạo của bạn. Nếu chỉ pha trà cho một người, bạn chỉ cần mua loại ấm có dung tích từ 100-200ml là đủ. Pha trà cho nhiều người nên lựa chọn loại ấm có dung tích lớn hơn.
  • Khi mua ấm tử sa, hãy lựa chọn loại ấm có giá cả hợp lý. Giá thành sản phẩm nên phù hợp với ngân sách của mình, tuy nhiên cũng không nên quá rẻ để chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
    Nhìn chung, để lựa chọn được ấm tử sa tuy không quá khó nhưng cũng không phải đơn giản, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu và trải nghiệm. Hy vọng các cách chọn ấm tử sa trên đây sẽ giúp bạn tìm được cho mình loại ấm phù hợp nhất, cho ra những tách trà thơm ngon với hương vị hảo hạng.

    Biên tập: Thúy Hiền

Trà Phổ Nhĩ – Cẩm nang dùng trà đúng cách

Trà Phổ Nhĩ – Cẩm nang dùng trà đúng cách

22/01/2025

Trà Phổ Nhĩ có hương vị thơm ngon và có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe nên được ưa chuộng rộng rãi trên khắp thế giới. Thời xưa, trà Phổ Nhĩ được xem như là một hương vị đặc trưng của hoàng gia và chỉ phục vụ cho các vị hoàng đế và quý tộc. Vậy trà Phổ Nhĩ là gì và điều gì đã làm nên giá trị liên thành của loại trà này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Trà Phổ Nhĩ là gì?

Trà Phổ Nhĩ là một loại trà lên men vi sinh thông qua hoạt động của vi khuẩn và nấm men trên lá trà. Trải qua quá trình lên men vi sinh vật hoàn toàn, vì vậy nó được gọi là trà lên men hoàn toàn. Trà phổ nhĩ được lên men hoàn toàn ở trạng thái rắn dưới tác động của các enzyme có trong trà và xúc tác vi sinh vật. Các vi khuẩn cũng sẽ chuyển hóa carbohydrate và các axit amin có trong lá trà.

Trà Phổ Nhĩ truyền thống sau khi lên men thì được hấp và ép thành bánh để chuẩn bị cho quá trình oxy hóa tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển đường dài bị các yếu tố tự nhiên như gió, mưa, nắng, nhiệt độ, độ ẩm liên tục thay đổi đã khiến lá trà có phản ứng sinh học cho ra những điểm đặc trưng chỉ Trà Phổ Nhĩ mới có.

Nhiều người nhầm lẫn rằng: Phổ Nhĩ là loại trà bánh, tuy nhiên không phải vậy. Phổ Nhĩ có bản chất là Trà lá rời, sau đó vì để di chuyển thuận tiện (thời xa xưa ở Trung Quốc và Mông Cổ) nên được đóng thành các khối khác nhau như:  hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật hoặc cho vào vỏ quả quýt…với những trọng lượng khác nhau tùy theo nhu cầu.

Trà Phổ Nhĩ Quýt
Trà Phổ Nhĩ Quýt

Trà phổ nhĩ được chia làm 2 loại dựa theo quá trình lên men của trà: trà phổ nhĩ sống và trà phổ nhĩ chín và nổi tiếng nhất trong dòng trà này là Trà phổ nhĩ Vân Nam xuất xứ từ Trung Quốc.

Phân biệt trà Phổ Nhĩ chín và trà Phổ Nhĩ sống

Việc nhận biết trà Phổ Nhĩ chín và trà Phổ Nhĩ sống không chỉ đơn giản là dựa vào hình thức bên ngoài mà còn cần tìm hiểu sâu hơn về quy trình sản xuất và các đặc điểm riêng của từng loại. 

Trà Phổ Nhĩ chín

Trà Phổ Nhĩ chín là trà đã được xử lý thông qua quá trình lên men, diễn ra dưới ảnh hưởng của vi sinh vật có lợi. Quá trình này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, thường là 45-65 ngày, phụ thuộc vào điều kiện bảo quản và môi trường xung quanh. Kết quả của quá trình lên men này là trà có màu sắc tối hơn, thường có mùi thơm nồng nàn và vị đậm đà.

Trà Phổ Nhĩ chín
Trà Phổ Nhĩ chín

Trà Phổ Nhĩ chín thường được chế biến từ những búp trà tươi, được thu hoạch từ cây trà cổ thụ ở vùng núi cao. Sau khi thu hoạch, trà được sao khô và sau đó ủ để lên men. Chính vì vậy, trà Phổ Nhĩ chín không chỉ có giá trị về mặt ẩm thực mà còn chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe, như tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.

Tóm tắt quy trình làm trà: Hái trà  → Làm héo → Sấy diệt men  → Vò → Sấy khô → Lựa trà → Ủ lên men →   Đóng bánh 

Trà Phổ Nhĩ sống

Phổ Nhĩ sống là loại trà được làm theo phương pháp truyền thống, trải qua các giai đoạn hái, sao, phơi nắng, đóng bánh và bảo quản. Trà được làm khô dưới ánh nắng mặt trời, enzyme trong trà không bị tiêu diệt hoàn toàn, tạo ra hương vị độc đáo khác nhau theo từng thời gian.

Trà Phổ Nhĩ Sống
Trà Phổ Nhĩ Sống

Vì Phổ Nhĩ sống có quá trình lên men diễn ra từ từ theo từng năm tháng nên chúng ta sẽ thường nghe đến những cụm từ như : Bánh Phổ Nhĩ 10 năm, 20 năm. Phổ Nhĩ sống để càng lâu thì sẽ càng quý, vị càng ngon, hương càng thơm, màu càng đẹp.

Tóm tắt quy trình làm trà: Hái trà  → Làm héo → Sấy diệt men  → Vò → Sấy khô → Lựa trà →  Đóng bánh 

Phổ Nhĩ sống có nước trà biến đổi theo thời gian như sau

  • Trà mới ( 1-2 năm ): Vàng lục
  • 3 năm: Vàng kim
  • 3-5 năm: Vàng cam
  • 5-10 năm: Cam đỏ
  • 10-15 năm: Đỏ lựu
  • 12-30 năm: Đỏ ngọc thạch
  • Trên 30 năm: Đỏ vang

Đặc điểm hình thái và màu sắc của trà Phổ Nhĩ chín và sống

Khi quan sát hình thái bên ngoài, trà Phổ Nhĩ chín và trà Phổ Nhĩ sống có những điểm khác biệt rõ rệt. Việc nhận biết qua hình dáng và kích thước của búp trà, cùng với màu sắc của trà khô, sẽ giúp người tiêu dùng chọn được loại trà mà mình yêu thích.

Búp trà Phổ Nhĩ chín thường có hình dáng lớn hơn và có màu sắc sẫm hơn so với trà Phổ Nhĩ sống. Búp trà chín thường được cuộn chặt, tạo thành những viên trà tròn hoặc hình bánh, trong khi búp trà sống thường mềm mại hơn và có màu xanh mướt.

Phổ Nhĩ chín thường có hình dáng lớn hơn và có màu sắc sẫm hơn so với Phổ Nhĩ sống
Phổ Nhĩ chín thường có hình dáng lớn hơn và có màu sắc sẫm hơn so với Phổ Nhĩ sống

 

Khi nhìn vào búp trà chín, bạn có thể thấy rõ ràng các lớp trà được ghép lại với nhau. Điều này không chỉ cho thấy quy trình sản xuất mà còn tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho trà. Trong khi đó, búp trà sống có hình dáng tự nhiên và vẫn giữ được vẻ đẹp ban đầu của lá trà tươi.

Ngoài ra màu sắc của trà khô cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nhận diện trà Phổ Nhĩ chín và sống. Trà Phổ Nhĩ chín thường có màu nâu sẫm hoặc đen, với những đường vân vàng sáng bóng. Ngược lại, trà Phổ Nhĩ sống có màu xanh sáng, thể hiện sự tươi mới và tự nhiên

Đặc điểm về mùi hương của trà Phổ Nhĩ chín và sống

Mùi hương của trà là một trong những yếu tố quan trọng gây ấn tượng mạnh với người uống trà. Mỗi loại trà có một hương thơm riêng biệt, phản ánh quá trình chế biến và đặc tính của lá trà. Vì vậy, việc phân biệt trà Phổ Nhĩ chín và trà Phổ Nhĩ sống qua mùi hương cũng rất thú vị.

Khi trà khô, trà Phổ Nhĩ chín thường có mùi thơm mạnh mẽ, phảng phất những nốt hương của đất, gỗ hoặc thậm chí là hương trái cây chín. Đây là dấu hiệu cho thấy trà đã trải qua quá trình lên men và phát triển hương vị độc đáo.

Bánh trà Phổ Nhĩ
Bánh trà Phổ Nhĩ

Ngược lại, trà Phổ Nhĩ sống mang đến một hương thơm tự nhiên, trong trẻo và thanh thoát. Mùi hương của trà sống thường nhẹ nhàng, có chút giống như hoa cỏ hoặc nấm rừng, thể hiện sự tươi mới và tinh khiết của lá trà tươi.

Đặc điểm về màu nước trà và vị trà Phổ Nhĩ chín và sống

Màu nước trà cũng là một yếu tố quan trọng giúp phân biệt trà Phổ Nhĩ chín và trà Phổ Nhĩ sống. Màu nước không chỉ phản ánh chất lượng của trà mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc của người thưởng thức.

Khi pha trà Phổ Nhĩ chín, nước trà thường có màu nâu đậm hoặc đỏ nâu, tùy thuộc vào thời gian lên men và quy trình chế biến. Màu nước này thường mang đến cảm giác ấm áp và thân thiện, khiến người uống cảm thấy thư giãn và dễ chịu.

Nước trà Phổ Nhĩ chín có thể thay đổi màu sắc theo từng lần pha
Nước trà Phổ Nhĩ chín có thể thay đổi màu sắc theo từng lần pha

Nước trà Phổ Nhĩ chín có thể thay đổi màu sắc theo từng lần pha, tạo nên một trải nghiệm thú vị cho người thưởng thức. Màu nước càng đậm thì hương vị càng đậm đà, thể hiện sự phong phú của trà.

Khi thưởng thức Phổ Nhĩ chín, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, vị chát nhẹ và sự hài hòa giữa các tầng hương vị. Đây chính là lý do khiến trà Phổ Nhĩ chín trở thành một trong những lựa chọn phổ biến cho những ai yêu thích hương vị trà truyền thống.

Phổ Nhĩ sống có nước trà nhạt, còn Phổ Nhĩ Chín có nước trà đậm
Phổ Nhĩ sống có nước trà nhạt, còn Phổ Nhĩ Chín có nước trà đậm

 

Còn đối với trà Phổ Nhĩ sống, nước trà thường có màu xanh nhạt hoặc vàng sáng. Màu sắc này biểu hiện sự tươi mới và tự nhiên của trà, mang đến cảm giác thanh khiết và trong trẻo.

Mặc dù màu nước trà Phổ Nhĩ sống không đậm bằng Phổ Nhĩ chín, nhưng nó lại gợi lên những ấn tượng nhẹ nhàng và dễ chịu cho người uống. Với mỗi lần pha, màu nước trà sống có thể thay đổi nhẹ tùy thuộc vào thời gian ủ, mang đến một cảm giác mới mẻ cho trải nghiệm thưởng trà.

Phổ Nhĩ sống có vị thanh nhẹ dễ uống và rất dễ dàng tiếp cận với mọi người. Vị trà  thường ngọt dịu, có chút chát nhẹ và mang đến cảm giác tươi mới. Trà Phổ Nhĩ sống thường phù hợp với những ai yêu thích sự nhẹ nhàng và muốn tìm kiếm một lựa chọn thanh thoát hơn trong các buổi trà chiều hay các buổi gặp gỡ bạn bè. Vị trà sống có thể thay đổi theo từng mùa vụ và cách chế biến, tạo ra những trải nghiệm đa dạng trong việc thưởng thức.

Có thể nói gọn lại,  Phổ Nhĩ sống là sự lựa chọn lý tưởng cho những người ưa khám phá, muốn cảm nhận sự biến đổi tinh tế của hương vị qua từng năm tháng. Còn Phổ Nhĩ chín lại phù hợp với những ai đề cao sự ổn định, mong muốn tận hưởng hương vị đậm đà, trọn vẹn ngay ban từ đầu.

Tại sao bánh trà Phổ Nhĩ thường có cân nặng 357 gram? 

Bên cạnh hệ thống đo lường theo chuẩn quốc tế thì nhiều nhà làm trà Phổ Nhĩ tại Trung Quốc vẫn giữ đơn vị Thị Dụng chế cũ là Liang hoặc Jiin. Một bánh được đóng với khối lượng 357 gram tương đương với 7 Liang. Số 7 trong tiếng Trung đọc gần giống với chữ “khởi”, tượng trưng cho khởi đầu may mắn và chữ “khí” tượng trưng cho không khí, sự sống. 

Thêm vào đó, người Trung Quốc thường hay đóng 7 bánh trà thành 1 kiện và buộc chặt bằng lạt tre. Theo đó, 7 bánh được coi là 1 đồng. Khi bán cho khách, người chủ sẽ bán luôn 1“đồng” chứ không bán lẻ.

1 “đồng” trà Phổ Nhĩ
1 “đồng” trà Phổ Nhĩ

Khi mua  1 “đồng” gồm 7 bánh như vậy, thì 357*7=2499, tương đương với 2,5 kg. Nếu như theo chuẩn quốc tế: 1kg = 1000 gram, thì với Thị Dụng chế: 1kg chỉ bằng 500 gram. Nên 2,5 kg theo Thị Dụng bằng 5 kg trên chuẩn Quốc Tế. 

Ngày nay, Phổ Nhĩ được đóng đa dạng hơn với các khối lượng như 100, 200 hoặc 500 gram. Vì sau này, người ta không còn quan trọng vào những con số Phong Thuỷ như vậy nữa. Ở các nước phương Tây dần trở thành thị trường lớn của Trà Phổ Nhĩ cũng đã đóng trà thành số chẵn để dễ giao dịch hơn. 

Cách bảo quản Trà Phổ Nhĩ bạn cần biết 

Trà Phổ Nhĩ nên được bảo quản ở nơi thoáng khí, không gian thoáng gió, không ẩm và tránh ánh nắng trực tiếp để trà không bị oxy hóa cũng như ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nấm mốc làm giảm vị ngon của trà. 

Nếu bảo quản ở trong nhà, có thể dùng kệ để lưu trữ trà, không nên để trà chồng lên nhay hay quá sát nhau, các bánh trà nên cách nhau 5cm và nhiệt độ lý tưởng để bảo quản trà Phổ Nhĩ là từ 20 – 30 độ C. Lưu ý không nên để bánh trà trong tủ lạnh hay tủ đông, điều này sẽ làm mất đi hương vị của bánh. 

Uống trà phổ nhĩ có tác dụng gì với sức khỏe?

Trà phổ nhĩ vừa sử dụng nguyên liệu thượng hạng, lại vừa trải qua quá trình lên men để gia tăng dưỡng chất nên không chỉ sở hữu hương vị thơm ngon, chúng còn đặc biệt có lợi cho sức khỏe người dùng. Cụ thể như sau:

Hỗ trợ giảm cân

Trong đồ uống này có rất nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là polyphenol nên có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, làm tiêu mỡ thừa, ngăn chặn sự tổng hợp axit béo và cải thiện sắc vóc. Do đó nếu bạn sử dụng 1 – 2 tách trà mỗi ngày thì chỉ sau thời gian ngắn, cân trọng sẽ được điều chỉnh xuống mức lý tưởng.

Hạ cholesterol trong máu

Về bản chất, cholesterol cũng là một loại lipit nên chúng sẽ nhanh chóng bị loại bỏ trước tác động tích cực của các chất chống oxy hóa có trong đồ uống này. Trong một diễn biến khác, dòng trà trên còn làm tăng lượng axit mật, nhờ vậy mà chất béo được giữ lại ở cơ quan tiêu hóa, không bị hấp thụ vào máu.

Phổ Nhĩ có rất nhiều chất chống oxy hóa
Phổ Nhĩ có rất nhiều chất chống oxy hóa

Chưa hết, quá trình lên men trà sản sinh ra lovastatin, 1 hợp chất có khả năng kiểm soát lượng chất béo dư thừa có trong cơ thể. Điều này giải thích vì sao hàm lượng cholesterol trong máu sẽ được cải thiện nhanh chóng khi bạn “kết thân” với trà phổ nhĩ.

Phòng chống ung thư

Polyphenol trong loại trà này đem đến hiệu quả ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư cực ấn tượng. Chúng giúp loại bỏ các gốc tự do, ức chế quá trình tăng sinh mất kiểm soát của tế bào, làm chậm sự phát triển của khối u đồng thời phòng chống nguy cơ di căn xa. Và với lợi ích vô cùng đặc biệt này, sẽ thật tiếc nếu bạn không duy trì thói quen uống trà lên men phổ nhĩ mỗi ngày.

Mua Phổ Nhĩ ở đâu với giá tốt và chất lượng cao?

Hali JSC chuyên cung cấp các sản phẩm trà Trung Hoa cao cấp, bao gồm hơn 100 loại trà ngon và  nổi tiếng nhất trên thế giới như Đại Hồng Bào, Chính Sơn Tiểu Chủng, và nhiều loại trà khác. Với sứ mệnh mang trà đạo Trung Hoa đến gần hơn với người yêu trà Việt Nam, chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và cam kết mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. 

Hali JSC tự hào là một trong những đơn vị uy tín trong ngành trà, giúp bạn khám phá sâu sắc hơn về trà đạo Trung Hoa. Bạn cũng có thể lựa chọn mua trà trực tuyến tại website tramtra.com để thuận tiện hơn cho việc tìm kiếm và mua sắm các loại trà chất lượng, phù hợp với sở thích của mình.

Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HALI

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa Nhà Hoàng Ngọc, Lô C2C Khu Công Nghệ Thông Tin Tập Trung Cầu Giấy, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 1900 4609

Zalo: 0843 1111 00

Email: info@halivietnam.com

Website : Halivietnam.com

Website : tramtra.com

 

Biên tập: Thúy Hiền

Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Trà Với Sức Khỏe

Những Công Dụng Tuyệt Vời Của Trà Với Sức Khỏe

15/01/2025

Những công dụng tuyệt vời của trà với sức khỏe – một phần quan trọng trong nền y học cổ truyền, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của trà và những bài thuốc hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay.

Trà Theo Y Học Cổ Truyền: Một “Thần Dược” Tự Nhiên

Trà có vị đắng chát, hơi ngọt và tính mát. Theo y học cổ truyền, trà có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, tiêu thực, cầm tả lỵ, bớt mụn nhọt, khỏi chóng mặt, đẹp da thịt và minh mẫn đầu óc. Những công dụng này giúp trà trở thành một loại thảo dược tự nhiên rất tốt cho cơ thể.

Trong Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh, minh trà được cho là trà ngon, với vị ngọt đắng và tính hơi hàn, có tác dụng nhuận tràng, trừ nhiệt, khu phong, sáng mắt, nhẹ đầu, hạ đờm và trị lỵ, tiêu thức ăn

Các Bài Thuốc Từ Trà Giúp Chữa Bệnh Hiệu Quả

Chữa nốt đậu lở loét: Hái lá trà già và ngọn bạc hà với tỷ lệ 1:1, sắc đặc mà rửa lên nốt đậu. Đây là bài thuốc giúp chữa các nốt mụn lở loét nhanh chóng.

Chữa ho do đờm suyễn không ngủ được: Dùng 60g trà ngon và 60g bạch cương tàm, tán nhỏ và cho vào bình kín. Sau đó, đổ 4 bát nước sôi vào, khi đi ngủ thêm chút nước sôi và uống để trị ho do đờm hiệu quả.

Trị viêm phế quản mãn tính: Trà du (trà để lâu năm, không mốc) 240g, nước gừng tươi 240ml và mật ong 240g. Sau khi luyện chung đến khi đen như sơn, mỗi lần uống 1 thìa canh chiêu với nước ấm, ngày 2 lần sẽ giúp chữa viêm phế quản mãn tính.

Tại Sao Nên Uống Trà Hàng Ngày?

Uống trà mỗi ngày không chỉ là một thói quen đơn giản mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, giúp cơ thể duy trì sự cân bằng và phòng ngừa nhiều vấn đề sức khỏe. Dưới đây là những lý do chi tiết giải thích tại sao trà nên trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của bạn.

Cải Thiện Tinh Thần và Giảm Căng Thẳng

Trà chứa các hợp chất tự nhiên như theanine và các polyphenol có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp giảm mức độ căng thẳng và lo âu. Việc uống trà, đặc biệt là trà xanh hoặc trà ô long, có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn, dễ chịu và có một tâm trạng tốt hơn. Thậm chí, trà còn giúp cải thiện khả năng tập trung và minh mẫn đầu óc, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn trong ngày dài.

Tăng Cường Sức Khỏe Tim Mạch

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng uống trà thường xuyên có thể giúp giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Trà còn giúp tăng cường độ đàn hồi của thành mạch máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, và hỗ trợ tuần hoàn máu. Những lợi ích này giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ hay đau tim.

Hỗ Trợ Tiêu Hóa và Tăng Cường Hệ Miễn Dịch

Trà, đặc biệt là trà đen và trà xanh, giúp hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa hệ tiêu hóa một cách hiệu quả. Các hợp chất trong trà giúp làm dịu dạ dày, giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa, trà còn có tác dụng bảo vệ vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa. Những lợi ích này không chỉ giúp bạn duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh mà còn hỗ trợ sức khỏe lâu dài.

Làm Đẹp Da và Ngăn Ngừa Lão Hóa

Trà là một “thần dược” làm đẹp tự nhiên. Các chất chống oxy hóa trong trà giúp trung hòa các gốc tự do gây hại cho da, giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, vết nám và tàn nhang. Việc uống trà mỗi ngày có thể giúp làn da bạn sáng khỏe và mịn màng hơn. Thậm chí, trà còn có thể được sử dụng như một loại kem dưỡng da tự nhiên để làm giảm tình trạng cháy nắng, bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời.

Giúp Giảm Cân và Đốt Mỡ Thừa

Một trong những lợi ích nổi bật của trà là khả năng hỗ trợ giảm cân. Các catechin trong trà có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa chất béo, giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa, đặc biệt là mỡ bụng và mông. Nếu kết hợp việc uống trà đều đặn với chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện thể thao, trà sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu giảm cân một cách hiệu quả và an toàn.

Phòng Ngừa Một Số Bệnh Lý Nguy Hiểm

Trà không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp phòng ngừa các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư và bệnh tiểu đường. Các polyphenol trong trà có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và hạn chế sự di căn của chúng. Ngoài ra, trà còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2.

Uống trà mỗi ngày không chỉ mang lại những lợi ích sức khỏe lâu dài mà còn giúp bạn cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng, làm đẹp da và hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Hãy tận dụng những công dụng tuyệt vời của trà để duy trì sức khỏe tốt và phòng ngừa nhiều bệnh tật.

Biên tập: Thúy Hiền

 

No Image

Vùng trà ngon và danh trà nổi tiếng xứ Trung

06/01/2025

Vùng trà ngondanh trà nổi tiếng xứ Trung được coi là nguồn gốc của nghệ thuật trà. Nghệ thuật Trà Đạo được sinh ra tại đây, mang theo sự trải qua của hàng thế kỷ, để tạo ra một lịch sử lâu đời và đáng kinh ngạc. Trung Quốc là nơi xuất hiện nhiều vùng trà ngon và danh trà nổi tiếng nhất là thập đại danh trà Trung Hoa. 

Nơi khởi nguồn trà đạo Trung Hoa

Tại Miền Nam Trung Quốc, cây trà xuất hiện lần đầu và phát triển rộng rãi như một loại thuốc thảo dược chữa bệnh. Lúc đó, cây trà được sử dụng như một loại thuốc để khôi phục sức khỏe sau khi mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng và làm cho tinh thần tỉnh táo hơn. Trong thế kỷ 4 – 5, trà đã được phát hiện và phát triển mạnh mẽ ở vùng sông Dương Tử và các khu vực lân cận.

Trà Kinh: Ấn bản đầu tiên về trà

Lục Vũ, một trà sư nổi tiếng, cũng là tác giả của cuốn sách Trà Kinh – tác phẩm đầu tiên về trà đạo Trung Quốc, vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ yêu trà sau này. Hiện nay, trà không chỉ được coi là một loại thuốc chữa bệnh, mà đã trở thành biểu tượng của sự thanh tao và quý tộc. Thưởng trà được coi như một thú vui, mang đến cảm giác thưởng thức văn hóa với sự kết hợp của thi ca, nhạc, và hội họa.

Cuốn sách Trà Kinh là một kho tàng quý giá và đầu tiên về trà đạo Trung Quốc. Trong đó, Lục Vũ chi tiết giải thích về lịch sử trà, tính chất của cây trà, phương pháp hái trà, cách chọn lá trà, và quy tắc pha trà, bao gồm cả nước pha và nhiệt độ pha trà.

Trong thời đại của triều Tống, trà không chỉ đơn thuần là một thú vui, mà trở thành phương pháp để tu tâm và nuôi dưỡng tinh thần. Ngoài ra, trà đã kết hợp với triết lý Phật giáo để tạo ra những nghi lễ đầy đủ khi thưởng trà. Với tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, các nhà sư truyền nhau một chiếc bát trà độc nhất với sự trang trọng như một buổi lễ thán.

Tuy nhiên, vào thế kỷ 13, văn hóa trà đạo Trung Quốc bị gián đoạn do xâm lược của quân Mông Cổ. Mặc dù sau đó có sự phục hồi nhưng không đạt được sự mạnh mẽ và tráng lệ như trước đây. Thế nhưng, thế giới đã chứng kiến sự nảy nở của một “bông hoa mới” sau thời kỳ gián đoạn đó, đó là “văn hóa trà đạo Nhật Bản”.

Trà đạo Trung Quốc có gì đặc biệt?

Trung Quốc là chiếc nôi của trà đạo, mang đến những đặc trưng đặc biệt gì? Trà là một loại đồ uống hàng đầu ở Trung Quốc, tồn tại ở mọi góc phố và trong mỗi ngôi nhà. Bất kể là trong những cuộc trò chuyện, sự họp mặt hay các buổi hội họp quan trọng, một ấm trà luôn xuất hiện.

Ngoài ra, ở Trung Quốc, trà còn được các đầu bếp hàng đầu sử dụng để chế biến các món ăn độc đáo và thơm ngon như trứng luộc nước trà, tôm chiên trà Long Tỉnh – một món đặc sản của vùng Hàng Châu.

Những vùng trà ngon và danh trà nổi tiếng xứ Trung

Nếu nói nước Việt ta nổi danh với tứ đại danh trà tại Tân Cương (Thái Nguyên), Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), Suối Giàng (Yên Bái) và Tà Xùa (Sơn La) cùng những vùng trà danh tiếng khác thì Trung Quốc từ thời tiến vua cũng đã phát triển cực thịnh với những vùng trà vang danh.

Vùng trồng trà Giang Nam

Vùng Giang Nam, còn được gọi là Vùng Duyên hải miền Nam Trung Quốc, là một trong những khu vực quan trọng cho việc trồng trà ở Trung Quốc. Vùng này bao gồm các tỉnh phía nam sông Dương Tử, bao gồm các tỉnh Phúc Kiến, Giang Tô, Quảng Đông và Quảng Tây.

Với khí hậu ẩm ướt, đất phù sa giàu dinh dưỡng và địa hình đa dạng, vùng Giang Nam tạo điều kiện thuận lợi cho trồng trà. Các loại trà nổi tiếng như trà Ô long, trà xanh và trà đen được trồng và chế biến tại đây.

Các khu vực nổi tiếng trong vùng Giang Nam bao gồm vùng Vũ Di và vùng Núi Phượng Hoàng, nơi sản xuất trà Ô long và trà đen chất lượng cao. Vùng Đại Lý cũng là một trung tâm quan trọng cho trồng trà và nổi tiếng với trà xanh.

Vùng trồng trà Trùng Khánh

Nằm ở khu vực biên giới phía Bắc, Trùng Khánh có địa hình đa dạng và khí hậu ôn đới đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trà. Vùng này được biết đến với sản xuất trà đen và trà xanh cao cấp.

Trà Trùng Khánh nổi tiếng với hương thơm đặc trưng và vị ngọt thanh mượt. Điều đặc biệt về trà Trùng Khánh là phương pháp chế biến truyền thống, trong đó lá trà được tẩm ướp bằng hoa quả, như cam, mận, táo, tạo ra hương vị độc đáo và đặc biệt cho trà. Nhờ vào chất lượng và hương vị độc đáo của nó, trà Trùng Khánh đã trở thành một trong những loại trà được ưa chuộng và xuất khẩu rộng rãi.

Vùng trà Bắc An Huy

Là một tỉnh nổi tiếng sản xuất danh trà, An Huy thường chiếm khoảng ba vị trí trong danh sách 10 loại trà hàng đầu. Đặc biệt, trong cuộc thi 10 loại trà nổi tiếng do Công ty trà Trung Quốc tổ chức vào năm 1955, An Huy đã giành được 4 vị trí danh giá, bao gồm trà Hoàng Sơn Mao Phong, Lục An Qua Phiến, Thái Bình Hầu Khôi và Kỳ Môn Hồng Trà. Vì vậy, những loại trà này còn được gọi là “Tứ đại danh trà” của An Huy.

Ngoài ra, trong tỉnh An Huy còn có Thập đại danh trà, bao gồm Hoàng Sơn Mao Phong, Lục An Qua Phiến, Thái Bình Hầu Khôi, Kỳ Môn Hồng Trà, Đồn Khê Lục Trà, Hoắc Sơn Hoàng Nha, Nhạc Tây Thúy Lan, Kinh Huyện Đặc Tiêm, Dũng Khê Hỏa Thanh và Đồng Thành Tiểu Hoa. Trừ Kỳ Môn Hồng Trà (hồng trà) và Hoắc Sơn Hoàng Nha (hoàng trà), các loại trà còn lại đều là trà xanh.

Vùng trồng trà Tây An

Vùng Tây An ở Trung Quốc là một trong những vùng trồng trà nổi tiếng. Nằm ở phía tây của đất nước, Tây An có điều kiện tự nhiên thuận lợi và khí hậu ấm ẩm, là môi trường lý tưởng cho việc trồng trà. Vùng này sản xuất ra nhiều loại trà chất lượng cao và được đánh giá cao về hương vị và mùi thơm. Các loại trà từ Tây An thường có hương vị đậm đà, mượt mà và mang đặc trưng riêng của vùng trồng trà này. Tây An cũng là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu trà và muốn khám phá văn hóa trà đặc sắc của Trung Quốc

Điểm danh một số dòng trà tiến cung của Trung Hoa

Lục Trà Nhất phẩm

Lục Trà Nhất phẩm là loại trà đặc biệt được tuyển chọn kỹ lưỡng từ các vùng trà nổi tiếng như Hàng Châu, Giang Tô, An Huy – Hồ Nam và Hà Nam.

Các loại trà trong danh sách Lục Trà Nhất phẩm bao gồm trà xanh Long Tỉnh từ Hàng Châu, Bích Loa Xuân từ Giang Tô, Lục An Qua Phiến từ An Huy – Hồ Nam và Mao Tiêm Tín Dương từ Hà Nam. Những loại trà này đều được coi là tinh hoa của trà, được đánh giá cao và được người sành trà ưa thích.

Trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ là loại trà được làm thành dạng bánh, được chế biến từ lá cây trà cổ thụ mọc ở vùng núi Tây Bắc và Vân Nam Trung Quốc. Phổ Nhĩ cũng là tên một thị trấn, nơi trung tâm buôn bán trà. Từ đây, trà được vận chuyển đi khắp nơi, từ các tỉnh trong nước đến Tây Tạng, Châu Âu, Việt Nam, Miến Điện,…

Trà Phổ Nhĩ thường được ép thành dạng khối, phổ biến nhất là dạng bánh và viên. Nước trà sau khi pha có màu đỏ hoặc nâu đen, mang hương gỗ mục, hương đất, vị mịn màng. Trên bề mặt thường có lớp màng mỏng giống như giọt dầu. Đặc biệt, trà Phổ Nhĩ càng để lâu thì càng có hương vị thơm ngon.

Hiện nay, một số cơ sở ở Việt Nam đã sản xuất trà Phổ Nhĩ từ lá cây trà cổ thụ. Tuy nhiên, chất lượng vẫn chưa đạt tới mức cao và cần tiếp tục nâng cao. Người tiêu dùng trong nước vẫn ưa chuộng trà Phổ Nhĩ Vân Nam và trà Phổ Nhĩ Đài Loan.

Hồng Trà

Hồng Trà có màu nâu đỏ đặc trưng, được chế biến từ các lá trà đã được oxy hóa một cách tự nhiên. Đây là một trong những dòng trà phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới.

Hồng Trà thường có hương vị đậm đà, ngọt ngào và một chút hương hoa. Nó mang đến cảm giác ấm áp và thú vị khi thưởng thức. Đặc biệt, Hồng Trà có khả năng kết hợp tốt với các loại đường, sữa và các thành phần khác để tạo ra những thức uống trà phong phú và đa dạng.

Trà Ô Long

Trà Ô Long thuộc nhóm “thanh trà”, là một nhóm lớn các loại trà có mức độ lên men từ 20% đến 80%. Mức độ oxy hóa của trà được phản ánh qua màu lá trà và màu nước, từ xanh, vàng đến nâu đỏ.

Loại trà này hiện nay rất được ưa chuộng vì mang đến sự đa dạng về hương vị. Trà Ô Long có hương ngọt hơn so với trà xanh, vị chát cũng rất mềm mại. Nó có thể mang hương gỗ, hạt dẻ, hương hoa, trái cây, hương mật ong… đa dạng và hấp dẫn

Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn tổng quan về trà đạo Trung Quốc. Trong suốt hành trình của mình, Thuận Trà không ngừng khám phá, học hỏi và tích lũy thêm kiến thức, cũng như chia sẻ những kinh nghiệm với những người yêu trà. Với niềm đam mê của mình, Thuận Trà hy vọng có thể đến từng vùng trồng trà trên thế giới để tham quan và chia sẻ kiến thức về trà với mọi người. Thuận Trà mong rằng bài chia sẻ này về trà đạo Trung Quốc đã mang đến cho bạn một góc nhìn mới về trà

Biên tập : Thúy Hiền

No Image

Nghệ thuật thưởng trà manh nha vào thời Xuân Thu

03/01/2025

Nghệ thuật thưởng trà manh nha từ thời Xuân Thu và gắn liền với đời sống con người suốt hàng ngàn năm. Tương truyền, Thần Nông, trong quá trình nếm thử hàng trăm loại thảo dược, mỗi ngày trúng độc đến 72 lần, nhưng nhờ trà mà giải được tất cả. Đây được xem là ghi chép sớm nhất về sự phát hiện và sử dụng cây trà, đặt nền móng cho văn hóa thưởng trà và những giá trị tinh thần, sức khỏe mà trà mang lại cho đến tận ngày nay.

Cũng có truyền thuyết, vào năm 2732 trước Công nguyên, Hoàng đế Thần Nông phát hiện ra trà khi lá từ một cây dại thổi vào nồi nước sôi của ông. Ngay lập tức, ông cảm thấy thích thú với mùi hương dễ chịu của loại lá này và uống một ngụm nước đun lá đó. Truyền thuyết kể rằng Hoàng đế mô tả một cảm giác ấm áp khi ông uống thứ nước hấp dẫn, như thể chất lỏng đang thẩm thấu mọi bộ phận của cơ thể ông.

Thần Nông - cha đẻ của ngành nông nghiệp sản xuất trà
Thần Nông – cha đẻ của ngành nông nghiệp sản xuất trà

Thần Nông đặt tên cho bia là “ch’a”, chữ Hán có nghĩa là kiểm tra hoặc điều tra. Vào năm 200 trước Công nguyên, một vị Hoàng đế nhà Hán đã quy định rằng khi đề cập đến trà, một ký tự viết đặc biệt phải được sử dụng để minh họa cành gỗ, cỏ và một người đàn ông ở giữa hai loại trà. Chữ viết này, cũng được phát âm là “ch’a”, tượng trưng cho cách trà đưa loài người cân bằng với thiên nhiên trong văn hóa Trung Quốc.

Bằng chứng lịch sử và khảo cổ

Bằng chứng khảo cổ học đã được tìm thấy cho thấy rằng trà đã được giới thượng lưu sử dụng như một loại thuốc ngay từ thời nhà Hán (206 TCN – 220 CN).

Trà ở Trung Quốc khởi điểm như một loại thuốc để chữa bệnh
Trà ở Trung Quốc khởi điểm như một loại thuốc để chữa bệnh

Tuy nhiên, trà không đạt được sự phổ biến rộng rãi như một thức uống hàng ngày ở Trung Quốc cho đến triều đại nhà Đường (618-907 CN). Các nhà sư Phật giáo Trung Quốc là một số người đầu tiên phát triển thói quen uống trà. Hàm lượng caffein trong nó giúp họ tập trung trong suốt nhiều giờ cầu nguyện và thiền định.

Hình thành cách nấu trà vào đời Tấn

Phần lớn thông tin chúng ta có được về văn hóa trà thời sơ khai của Trung Quốc đến từ cuốn Trà Kinh, được viết vào khoảng năm 760 CN bởi Lục Vũ, một đứa trẻ mồ côi lớn lên tu luyện và uống trà trong một tu viện Phật giáo. 

Lục Vũ - Trà Kinh
Lục Vũ – Trà Kinh

Vào thời của Lục Vũ, lá trà được nén thành những viên gạch trà, đôi khi được dùng làm tiền tệ. Khi đến lúc uống, trà được nghiền thành bột và dùng máy đánh trứng trộn với nước để tạo thành một loại nước giải khát sủi bọt.Mặc dù loại trà bột này không còn phổ biến  ở Trung Quốc, nhưng nó đã được mang từ Trung Quốc sang Nhật Bản trong triều đại nhà Đường và tồn tại cho đến ngày nay trong trà xanh “matcha” Nhật Bản.

Học giả Lục Vũ trước khi viết bộ sách “Trà Kinh” đã viết bộ “Thuấn Phú” trong đó ghi chép đầy đủ cách trồng trọt, chăm bón, thu hái, trà cụ, cách pha, thưởng thức cũng như tác dụng của trà. Cho thấy lúc bấy giờ người ta đã chú trọng đến cách dùng nước, dụng cụ pha trà, có quy trình và kỹ thuật khi pha trà. Trà có thể điều chỉnh sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần. Có thể thấy nghệ thuật thưởng trà về cơ bản đã được hình thành từ lúc này.

Trà Kinh
Trà Kinh

Thời Tây Hán có câu nói “Mua trà ở Vũ Dương, gánh sen ở ao Dương Thị” có thể thấy ở thời kỳ này lá trà dã trở thành một mặt hàng được mua bán, và cách uống trà ở đây là nấu trà.

Vào thời Tam Quốc, thói quen uống trà ở vùng Giang Nam lưu truyền đến phương Bắc. Khi đó các mà họ uống trà là hãm trà bằng ấm trà được nghiền thành bột rồi cho vào ấm chén sứ, đổ nước sôi vào bột trà rồi cho hành, gừng, v.v…làm như vậy có tác dụng giúp tỉnh táo, giải rượu, gần giống như cách uống trà ngày này.

Đến thời Tấn đã xuất hiện những câu thơ miêu tả lại hương thơm và mùi vị của lá trà. Lúc này, các thi nhân bắt đầu coi trọng nghệ thuật thưởng trà.

Cách pha trà hoàn chỉnh hơn vào thời Đường

Sau khi nhà Tùy thống nhất, dùng trà thờ tế trở nên thịnh hành, văn hóa uống trà ở phía Nam phát triển vượt bậc, thơ ca về trà ngày càng nhiều, nghệ thuật thưởng trà cũng được biểu diễn công khai. Trong “Phong Thị Vấn Kiến Kí” đã miêu tả học giả Lục Vũ đã biểu diễn trà nghệ như chúng ta thấy ngày nay.

Mô tả “Trà hội” dưới thời nhà Đường (tranh cổ)
Mô tả “Trà hội” dưới thời nhà Đường (tranh cổ)

Trong tập “Trà Kinh” có miêu tả toàn diện hơn về nghệ thuật thưởng thức trà, bao gồm chín mục. Các kỹ thuật và quy trình khá đầy đủ và cụ thể, ông đã đem việc pha trà trà trở thành một bộ môn nghệ thuật trong đời sống, không còn chỉ là loại nước uống giải khát nữa mà trở thành một nét văn hóa tinh thần mà người ta hướng đến.

Trà đạo Trung Hoa thịnh vượng nhất vào thời Tống, Minh, Thanh

Thời nhà Tống

Trà đã trở thành thứ thiết yếu của cuộc sống, các trà quán cũng mở ra ở nhiều nơi. “Đấu trà” trong dân gian trở nên phổ biến; trong giới văn nhân xuất hiện cá câu lạc bộ phẩm trà; Tống Thái Tổ thiết lập các cơ quan quản lý trà trong triều đình. Các học giả, văn nhân chú trọng hơn đến kỹ năng thưởng thức trà và hương thơm của nước trà.Vào cuối thời nhà Nguyên, văn hóa trà chủ yếu là thưởng thức trà loại trà lá rời và bột trà, bánh trà lúc này dùng để làm cống phẩm.

Thời nhà Minh

Quy trình pha trà chủ yếu tập trung vào việc xao lá trà, bao gồm trà xanh, trà đen, trà hoa, hồng trà và trà ô long, và thịnh hành loại búp trà rời chứ không phải bánh trà.

Thời kỳ này, trà đạo chú trọng vào đánh giá màu sắc, hương thơm của nước trà và nghệ thuật thưởng thức trà; số lượng các loại trà tăng lên, cách pha trà, kiểu dáng, họa tiết, hoa văn của bộ ấm trà cũng đa dạng và kỹ thuật pha trà cũng khác nhau.

Thứ tự các bước pha “Tiên trà pháp”
Thứ tự các bước pha “Tiên trà pháp”

Vào cuối thời nhà Minh, giới văn học đã có những bước đột phá mới, theo đuổi niềm yêu thích cao cấp và tao nhã, chú trọng về không gian thưởng trà “sự tinh tế và đẹp đẽ”, được thể hiện qua một số tác phẩm “Phẩm Trà Đồ” của Đường Bá Hổ hay “Huệ Sơn Trà Hội Đồ” của Văn Huệ Minh.

Nhà Thanh

Hai thời Minh và Thanh là thời kỳ hoàng kim nhất của kỹ thuật sản xuất trà Trung Hoa! Đồng thời, với sự xuất hiện của Trà Ô Long đã thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật trà Công Phu (Trà đạo Trung Hoa) vươn ra toàn thế giới.

Ảnh minh họa thưởng trà cung đình xưa
Ảnh minh họa thưởng trà cung đình xưa

Trà Công Phu có đặc sắc ở chỗ trà sẽ được pha trong những chiếc ấm nhỏ và chén nhỏ. Trong “Tùy Viên Thực Đơn – Trà” của Viên Mai có ghi chép “Chén nhỏ như hồ đào, ấm nhỏ như Thanh Yên, mỗi lần rót không quá một hai chén” (hồ đào hay còn gọi là quả óc chó,  thanh yên hay còn gọi là chanh yên, thuộc chi cam chanh). Người thưởng trà cảm nhận dư vị trên đầu lưỡi để nói lên hương thơm và mùi vị trà thơm, thanh, ngọt hay nhiều tầng vị. Có thể thấy nghệ thuật thưởng trà ở thời kỳ này đã đạt đến trình độ cao.

Trà trong thời hiện tại

Chúng ta sẽ đi vào chi tiết trong chương viết về trà và thế giới, ở đây chúng ta có thể tóm lược rằng có hàng ngàn loại trà, nhưng tựu chung có thể dễ dàng phân làm ba loại: Trà xanh, trà đen và loại trung gian, cả ba loại đều chỉ khác nhau ở chặng sao tẩm. Ủ sơ thì cho loại trà xanh, ủ kỹ thì là loại trà đen, ủ vừa thì cho loại trà trung gian như loại Ô Long.

Hiện nay, Âu Mỹ chỉ dùng trà đen (Anh ngữ quen gọi là Black Tea, Hán ngữ gọi là Hồng Trà). Trái lại, Á Đông gần như chỉ dùng trà xanh (Thanh Trà) và
Ô Long.

Trà xanh điển hình danh tiếng là: Trà Long Tĩnh, “Làm trai biết đánh Tổ Tôm, uống trà Long Tĩnh ngâm nôm Thúy Kiều” (người viết còn được một bản nôm Thúy Kiều, thỉnh thoảng vẫn uống trà Long Tĩnh, nhưng hơn mười lăm năm chưa được hầu các cụ một hội Tổ Tôm). Các loại trà xanh khác như Sư Phong, Bạch Vân, Bảo Vân, Tư Duẩn, Thọ Mi (Trung Quốc) hay Thanh Trà, Thiên Vụ, Tùng Bách Thanh (Đài Loan) hiện đang có trên thị trường. Loại Ô Long quen thuộc nhất là Thiết Quan Âm, Thiết La Hán, Thủy Tiên, Tước Thiệt, Long Phụng, Long Viên Chu, Chân Long (Trung Quốc) hoặc Động Đình, Minh Đức, Thiết Quan Âm, Thủy Tiên, Ô Long, Thiên Vụ của Đài Loan đều có bán

Trà trong thời hiện tại
Trà trong thời hiện tại

Người Á Đông ngày nay sành trà nhất là người Nhật, người Việt, người Hoa và Triều Tiên. Người Á Đông đi khắp thế giới, đi đến đâu truyền bá trà thuật đến đó. Ngày nay, giới thượng lưu trí thức của Âu Mỹ đã bắt đầu học hỏi nghệ thuật trà. Trái lại, một số lớn tạp dân Á Đông đã mất hẳn thú vị về nghệ thuật này. Nhân dịp nói chuyện với một chủ nhân nổi tiếng về trà người Hoa, tôi được ông cho biết những khách thường xuyên của ông về các loại trà ngon nhất đại đa số lại là giới trí thức trung niên cả Á lẫn Âu Mỹ, phần lớn là các giới giáo sư đại học và các nhân vật làm việc trong các địa hạt văn hóa, phần còn lại là các vị trọng tuổi người Á Đông. Đặc biệt là giới trẻ Á Đông ngày nay nhập cảng lối uống trà gói (loại trà “Lipton”) của Mỹ.

Tại Việt Nam, có thể tìm hiểu văn hóa trà đạo Trung Hoa ở đâu?

Hali JSC chuyên cung cấp các sản phẩm trà Trung Hoa cao cấp, bao gồm các loại trà nổi tiếng như Đại Hồng Bào, Kim Tuấn Mi, Chính Sơn Tiểu Chủng và nhiều loại trà khác. Với sứ mệnh mang trà Trung Hoa đến gần hơn với người yêu trà Việt Nam, chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và cam kết mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Hali JSC tự hào là một trong những đơn vị uy tín trong ngành trà, giúp bạn khám phá sâu sắc hơn về trà đạo Trung Hoa. Bạn cũng có thể lựa chọn mua trà trực tuyến tại website tramtra.com để thuận tiện hơn cho việc tìm kiếm và mua sắm các loại trà chất lượng, phù hợp với sở thích của mình.

Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây:

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HALI

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa Nhà Hoàng Ngọc, Lô C2C Khu Công Nghệ Thông Tin Tập Trung Cầu Giấy, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 1900 4609

Zalo : 084 3111 100

Email: info@halivietnam.com

Website : Halivietnam.com

Website : tramtra.com

Biên tập : Thúy Hiền 

Trà Đạo Trung Hoa: Nơi Giao Thoa Nghệ Thuật Thưởng Trà

Trà Đạo Trung Hoa: Nơi Giao Thoa Nghệ Thuật Thưởng Trà

02/01/2025

Trà đạo Trung Hoa là gì?

Trà đạo Trung Hoa được xem là một nghệ thuật về triết lí, thưởng thức cuộc sống và mang nhiều nhân văn sâu sắc và là một đặc trưng văn hóa hình thành trong quá trình uống trà qua nhiều thế kỷ.

Trung Quốc là quốc gia sản xuất trà từ xa xưa và nổi tiếng về kỹ năng trồng và pha trà. Phong tục uống trà của Trung Hoa lan rộng sang châu Âu và nhiều khu vực khác thông qua trao đổi văn hóa thông qua “Con đường tơ lụa” cổ đại và các kênh thương mại khác. Việt Nam là quốc gia láng giềng nên văn hóa trà của Việt Nam cũng có giao thoa với văn hóa trà đạo Trung Hoa. Đất nước rộng nhất châu Á này cũng đã viết nên một trang chói lọi cho văn hóa trà trong lịch sử văn minh nhân loại.

Văn hóa trà có thể kể đến trà đạo, trà đức, tinh thần trà, trà liên (câu đối trà), trà thư (sách trà), trà cụ (ý chỉ dụng cụ uống trà), trà họa (tranh vẽ), trà học, trà cố (câu chuyện về trà), nghệ thuật trà,…Ngoài ra đây cũng là một nét văn hóa gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày, thể hiện ở các phương diện như: cách pha trà, dùng trà làm lễ vật (quà), dùng trà tu dưỡng bản thân,…

Nguồn gốc, lịch sử trà đạo Trung Quốc

Nguồn gốc, lịch sử trà đạo đã được hình thành từ rất lâu đời, như một dòng suối mát chảy trong trong tâm hồn của từng người dân Trung Hoa
Nguồn gốc, lịch sử trà đạo đã được hình thành từ rất lâu đời, như một dòng suối mát chảy trong trong tâm hồn của từng người dân Trung Hoa

Trà đạo Trung Quốc qua từng thời kỳ lịch sử gắn liền với các triều đại được tóm tắt như sau:

Ở Trung Quốc vào thời nhà Thương – Chu, trà chủ yếu là được dùng với công dụng làm thuốc chữa bệnh và lúc bấy giờ nó thực sự chưa được xem là loại một thức uống.

Thời nhà Hán, mãi đến thời kỳ này, tục uống trà mới dần dần hình thành ở Trung Quốc và đã được du nhập vào cung đình Từ thời kỳ Tam Quốc Lưỡng Tấn. Ở thời điểm đó, trà được coi là một thức uống sang trọng và tuyệt vời nhất để đãi khách trong giới đại sĩ phu và văn nhân.

Thời nhà Đường, trà đạo được phổ biến và lan rộng đến tất cả tầng lớp nhân dân, không những thế trà còn được người dân coi như một nét truyền thống văn hóa đẹp và cần được kế thừa và phát triển hơn nữa. 

Trong thời kỳ nhà Thanh lúc bấy giờ, việc đặt riêng một quán trà đã trở thành một trào lưu phổ biến, tại đây, các quan khách có thể nghỉ ngơi và thưởng thức nhâm nhi một tách trà cũng như cùng đàm đạo các vấn đề xảy ra được xem là một sự hưởng thụ tuyệt vời

Trà ở Trung Quốc khởi điểm như một loại thuốc để chữa bệnh và sau giai đoạn phát triển nó dần trở thành một loại thức uống không thể thiếu trong đời sống người dân
Trà ở Trung Quốc khởi điểm như một loại thuốc để chữa bệnh và sau giai đoạn phát triển nó dần trở thành một loại thức uống không thể thiếu trong đời sống người dân

Nơi được xem là khởi nguồn của nghệ thuật trà đạo Trung Hoa ngày nay chính là nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Để trở thành một nét văn hóa nghệ thuật như bây giờ thì trà đã trải qua ba giai đoạn để hình thành từ trà bánh đến trà ngâm, cụ thể như sau:

Giai đoạn thứ nhất, là vào thời Đường ở Trung Quốc lúc bấy giờ được xem là một đỉnh cao của nghệ thuật uống trà bánh. Bộ sách “Trà kinh” của Lục Vũ đã được ra đời đúng vào thời điểm này. “Trà kinh” được xem là một bộ sách trà học đầu tiên trên thế giới và mở đầu cho nghệ thuật văn hóa uống trà của người Trung Quốc. 

Giai đoạn thứ hai, là vào đời nhà Tống người dân đã chuyển từ trà bánh sang dùng loại trà bột. Tức là tán lá chè ra thành bột rồi khuấy cùng nước sôi. Ở giai đoạn này, mỗi tầng lớp sẽ có cách thưởng trà khác nhau.

Giai đoạn thứ ba, do cuộc chiến xâm lược dưới sự cai trị của quân Nguyên thì đến thế kỉ XIII văn hóa uống trà của trời đại trước đã bị tàn phá. Nghệ thuật trà đạo Trung Hoa đã bị suy tàn và phải đến thời nhà Minh thì văn hóa trà Trung Hoa mới được phục hồi phần nào. Và chính trong thời kỳ này, trà ngâm tức là hình thức pha trà như này nay mới được định hình do Minh Thái Tổ nghĩ ra. 

Như vậy, có thể thấy rằng lịch sử phát triển trà tạo tại đất nước này để được hình thành từ rất lâu trước đó và trải qua nhiều thăng trầm, biến cố mới có được vị trí độc đạo như ngày hôm nay.

Nghệ thuật pha trà đạo Trung Quốc có gì đặc biệt?

Nghệ thuật pha trà đạo Trung Quốc chính là nét nghệ thuật “Hòa tĩnh di chân” vô cùng đặc biệt
Nghệ thuật pha trà đạo Trung Quốc chính là nét nghệ thuật “Hòa tĩnh di chân” vô cùng đặc biệt

“Tĩnh lặng, hài hòa, trung thực” chính là những từ dùng để miêu tả cho nét văn hóa nghệ thuật trà đạo Trung Quốc.

Sự tĩnh lặng, thanh thản của vẻ bề ngoài hay nét lặng yên bên trong tâm hồn của con người đó chính là những gì trà đạo mang đến cho người thưởng thức trà. Du dương một bản nhạc nhẹ nhàng và ngâm nhi tách trà để nuôi dưỡng tâm hồn thanh thản là điều mà mọi trà nhân hướng đến.

Muốn pha được một ấm trà thanh mát, trọn vị thơm ngon như ý thì người pha trà bắt buộc phải có cái tâm. “Tâm” được thể hiện ở từng công đoạn pha trà từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến pha chế, người pha cần phải thật sự tâm huyết để có được một ấm trà ngon trọn vị và người thưởng trà sẽ cảm nhận được sự tinh tế và thanh mát trong từng ngụm trà.

Khi cái tâm của người pha trà đạo không tĩnh họ sẽ pha ra chén trà thiếu mất đi sự tinh tế và chỉn chu. Vì vậy, trong lòng phải sáng tỏ không có vướng bận chuyện gì và phải thật tĩnh lặng thì mới pha tách trà thanh khiết nhất. 

Trà đạo Trung Hoa được coi là một trạng thái đỉnh cao của hư không và là thước để đo độ tĩnh tâm. Tâm tĩnh thì thưởng trà mới ngon.

Lễ nghi thưởng trà của người Trung Hoa

“Trà lễ, trà quy, trà pháp, trà kỹ, trà nghệ, trà tâm” sáu việc này cấu thành nên, gọi là “Trà đạo lục sự”.

Để có ấm trà thanh mát, thơm ngon như ý muốn, người tra trà ắt phải có tâm. Người pha trà cần phải để tâm vào từng nguyên liệu, từng công đoạn trong quá trình pha và uống trà. Như người xưa thường nói, dùng tâm để pha trà. Hàm ý ẩn dụ chúng là việc nhỏ nhất, công đoạn nhỏ nhất hay nguyên liệu nhỏ nhất cũng phải chú ý mà để tâm.

Lễ nghi thưởng trà là điều không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với văn hoá trà đạo của người Trung Hoa
Lễ nghi thưởng trà là điều không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với văn hoá trà đạo của người Trung Hoa

Khi người pha chế tâm huyết mà pha trà, người uống ắt hẳn cảm nhận được sự khéo léo, tinh tế và nỗi lòng của người pha. Bởi vậy mà phải để tâm để làm tất cả mọi việc.  Đúng như câu nói ” tâm tĩnh thì lòng an nhiên”.

Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc

Trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc, khi rót trà thì không được rót đầy ly. Bởi lẽ, bên cạnh quan điểm rằng nếu trà được rót đầy ly sẽ chứng tỏ không quý khách đến nhà mình. Và hơn hết, lý do mà chúng ta không nên rót đầy vì trà nóng rất dễ bị bỏng và rất dễ làm đổ trà hoặc rơi chén trà.

Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc được quan tâm rất nhiều vì nó thể hiện sự hiểu biết cùng văn hoá ứng xử của những trà nhân thưởng thức
Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc được quan tâm rất nhiều vì nó thể hiện sự hiểu biết cùng văn hoá ứng xử của những trà nhân thưởng thức

Trong văn hóa trà đạo Trung Quốc khi uống trà cần mời người lớn trước mời người nhỏ sau để thể hiện “Kính trên nhường dưới”.

Khi người lớn được châm trà thì cần gõ nhẹ xuống bàn bằng ngón trỏ để cảm ơn. Còn đối với người cùng thứ bậc hay nhỏ hơn thì cần gõ nhẹ hai lần bằng ngón trỏ và ngón giữa để cảm ơn người rót trà.

Trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc khi bưng ly thưởng trà phải dứt khoác tránh việc kéo lê ly trà, thưởng trà xong hãy chú ý để tách trà xuống một cách chậm rãi và nhẹ nhàng nhất có thể để không tạo ra âm thanh nếu không sẽ gây phiền và thể hiện thái độ không tôn trọng những người thưởng trà khác.

Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc được quan tâm rất nhiều vì nó thể hiện sự hiểu biết cùng văn hoá ứng xử của những trà nhân thưởng thức
Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc được quan tâm rất nhiều vì nó thể hiện sự hiểu biết cùng văn hoá ứng xử của những trà nhân thưởng thức

Trong cách pha trà đạo Trung Hoa nước pha trà đầu tiên nên bỏ đi không uống bởi nước trà đầu sẽ có nhiều tạp chất và không tốt cho sức khoẻ.

 “Khách mới – đổi trà” được hiểu là nếu có khách mới đến trong lúc mọi người đang thưởng trà thì gia chủ sẽ thể hiện lòng hiếu khách và hoan nghênh khách mới bằng cách đổi trà đang uống

Cuối cùng, nếu gia chủ không đổi trà mới thì tức là đang ám chỉ muốn tiễn khách vì nhiều lý do khách nhau. Người khách sẽ tự động hiểu ám hiệu này và cáo từ.

Trà đạo Trung Quốc ảnh hưởng như nào đến phong cách sống?

Lúc đầu, trà đạo Trung Hoa chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Nhưng hiện nay trà đạo đã trở thành một nét văn hóa nghệ thuật của người Trung Quốc. Bởi cuộc sống hiện nay có quá nhiều muộn phiền nên nhu cầu thư giãn, giảm stress trong cuộc sống ngày càng tăng lên.

Nghệ thuật trà đạo Trung Hoa làm trong sạch tâm hồn
Nghệ thuật trà đạo Trung Hoa làm trong sạch tâm hồn

Mọi người cần đến sự yên tĩnh, hòa hợp với thiên nhiên, muốn tịnh tâm để suy nghĩ về cuộc sống, quan sát những sự vật diễn ra xung quanh trong một không gian nhẹ nhàng, thanh thản thì trà đạo là một giải pháp hợp lí nhất. Mỗi ngụm trà thưởng thức đều có vị đắng sau đó để lại vị ngọt thanh như cuộc sống hàng ngày.

Trà đạo giúp cho mọi người trở nên điềm tĩnh, cẩn thận hơn cũng như giúp mọi việc được xử lý nhẹ nhàng, đơn giản và chỉnh chu hơn bao giờ hết.

Tại Việt Nam, có thể tìm hiểu văn hóa trà đạo Trung Hoa ở đâu?

Hali JSC chuyên cung cấp các sản phẩm trà Trung Hoa cao cấp, bao gồm các loại trà nổi tiếng như Đại Hồng Bào, Kim Tuấn Mi, Chính Sơn Tiểu Chủng và nhiều loại trà khác. Với sứ mệnh mang trà Trung Hoa đến gần hơn với người yêu trà Việt Nam, chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và cam kết mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Hali JSC tự hào là một trong những đơn vị uy tín trong ngành trà, giúp bạn khám phá sâu sắc hơn về trà đạo Trung Hoa. Bạn cũng có thể lựa chọn mua trà trực tuyến tại website tramtra.com để thuận tiện hơn cho việc tìm kiếm và mua sắm các loại trà chất lượng, phù hợp với sở thích của mình.

Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây:

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HALI

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa Nhà Hoàng Ngọc, Lô C2C Khu Công Nghệ Thông Tin Tập Trung Cầu Giấy, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 1900 4609

Zalo : 084 3111 100

Email: info@halivietnam.com

Website : Halivietnam.com

Website : tramtra.com

Biên tập : Thúy Hiền

Hotline: 1900 4609
SMS: 085.302.0000 Nhắn tin Facebook Zalo: 085.302.0000