Tin tức

Trang chủ » Tin tức

No Image

Hoàng Sơn Mao Phong – Đắc địa sinh danh trà

17/02/2025

Hoàng Sơn Mao Phong là trà gì?

Hoàng Sơn Mao Phong là một loại danh trà thuộc dòng trà xanh nổi tiếng thế giới, được xếp hạng đệ tứ trong “Thập đại danh trà” của Trung Hoa. Nó có nguồn gốc từ khu Tân Minh Hương, Hoàng Sơn, tỉnh An Huy. Trà có bề ngoài nhỏ dẹt, gấp khúc, nhiều lông nhọn như mũi kiếm, màu sắc trơn nhẵn bóng loáng, mùi vị thuần ngọt, hương trà dai dẳng thơm lâu.

Có hình dạng xanh biếc, mũi nhọn tựa mũi kiếm

Sở dĩ Trà có tên là Hoàng Sơn Mao Phong vì được ghép lại từ tên của dãy núi Hoàng Sơn – nơi nó xuất xứ và từ Mao Phong. “Mao” có nghĩa là “lông”, ý chỉ là trà có nhiều tơ trắng. “Phong” trong câu thơ “bạch hào phi thân, nha tiêm tự phong” ý chỉ đặc điểm hình dạng xanh biếc, mũi nhọn, chỉa lên trời như mũi kiếm của lá trà.

Hoàng Sơn vân tụ – đắc địa sinh danh trà

Hoàng Sơn là di sản thiên nhiên thế giới từ năm 1990. Khu vực này nổi tiếng vì có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có các vách đá, đỉnh núi đá granite mang hình dạng đặc biệt, độc đáo vô cùng.

Dãy Hoàng Sơn mang nhiều điều kiện thuận lợi để tạo nên sự đặc biệt của trà

Dãy Hoàng Sơn có nhiều đỉnh, trong đó có 77 đỉnh cao quá 1000m. Ba đỉnh cao nhất của trong đó là Đỉnh Liên Hoa, Đỉnh Quang Minh và Đỉnh Thiên Đô với hàng loạt khe núi vây quanh, chi chít dòng suối tung hoành ngang dọc, đất đai phì nhiêu ẩm ướt, xanh ngát màu tre trúc, hoa và cây cảnh khắp nơi. Nơi đây có lượng ánh sáng mặt trời chiếu tương đối ngắn, chênh lệch nhiệt độ trong ngày lớn, cảnh sắc phong phú, không khí trong lành, không ô nhiễm. Trà có lịch sử lâu đời, hiện vườn trà đã có lên đến 9500 mẫu. Khu Thái Bình Hầu Khôi có sản lượng trà chiếm đến 1 nửa tổng sản lượng toàn khu vực. Trà hoàng Sơn mao phong được phát triển từ năm 1998.

Truyền thuyết về Hoàng Sơn Mao Phong

Theo truyền thuyết, thuở xưa tại Huy Châu, Tạ Chánh An vốn là đại thương nhân giàu có. Nhưng trong chiến loạn, của cải của ông của bị cướp hết. Ông và gia nhân chạy trốn lên đỉnh Hoàng Sơn, thấy nơi đây có nhiều cây trà hoang nên mới quyết tâm chăm sóc. Từ khâu chọn lá trà, phơi khô cho đến sao trà ông đều tự mình thực hiện. Qua nhiều năm tích lũy kinh nghiệm, Tạ Chánh An thành công tạo nên Hoàng Sơn Mao Phong, gây chấn động trong văn hóa trà lúc bấy giờ ở Trung Hoa.

Tương truyền thương nhân Tạ Chánh An là người tạo nên Hoàng Sơn Mao Phong

Cũng có truyền thuyết cho rằng, giữa thời nhà Minh, dãy núi Hoàng Sơn nổi tiếng gần xa, được xem là một dãy núi hùng vĩ với 77 đỉnh cao hơn 1000m so với mực nước biển. Cảnh mây xoay vần, tụ lại rồi tan ra, tạo nên biển mây dập dờn, độc đáo lạ thường. Người dân quanh vùng rất thích đến Hoàng Sơn để chiêm ngưỡng biển mây và đặt tên cho thắng cảnh ấy là “Hoàng Sơn Vân Tụ”, tức là những đám mây đẹp nhất trên bầu trời đều tụ lại ở đỉnh Hoàng Sơn. Người đến đây nhiều, thành ra trà ở đây cũng nổi tiếng dần theo thời gian.

Đất đai, thổ nhưỡng ở Hoàng Sơn tươi tốt, lại thêm sương mù dày đặc, bao quanh đỉnh núi, lượng mưa vừa phải, khí hậu ẩm ướt, tạo nên điều kiện hoàn mỹ cho những cây trà ở đây sinh sống. Búp trà tươi ngon ở Hoàng Sơn nổi tiếng hàng trăm năm, tạo nền tảng vững chắc để Tạ Chánh Anh sáng tạo nên Hoàng Sơn Mao Phong và trở thành một trong Thập Đại Danh Trà nổi danh sau này.

Cách sản xuất?

Quá trình thu hái và chế biến trà được kết hợp cả 2 công nghệ sản xuất thủ công truyền thống và công nghệ cao để có được chất lượng trà tuyệt vời. Từ việc thu hái lá tươi, làm héo lá trà, sao trà, hong khô, tạo hình, cất giữ.

Trà sau khi được chế biến xong không chỉ duy trì các chất dinh dưỡng tự nhiên ban đầu, mà còn có đầy đủ màu sắc, mùi thơm, hương vị và hình dạng vô cùng đặc sắc xứng danh loại trà nổi tiếng.

Một trong những Thập đại danh trà nổi tiếng Trung Hoa

Trà Hoàng sơn mao phong được thu hoạch vào khoảng thời gian tiết từ tiết “Thanh Minh” tới “cốc vũ” là ngon nhất.

Phương pháp thu hái và chế biến trà hoàng sơn mao phong với những yêu cầu nghiêm ngặt cao. Phải trải qua 3 khâu chế biến: làm héo lá trà, vò nhàu, hong khô mà thành. Mỗi 1 công đoạn đều có quy định nghiêm ngặt của nó.

Lá trà tươi sau khi được hái về, sẽ chọn lọc thật kĩ và loại bỏ đi lá trà già và trải đều hong khô, sau đó mới tiến hành gia công.

Quá trình làm héo lá trà: cho lá trà tươi vào nồi, trải đều ra, sau đó lật đảo nhanh tay nhưng phải nhẹ nhàng, làm cho lá trà héo và màu sắc của lá trà được đều nhau.

Sao trà: đây là khâu rất quan trọng, cần phải nắm rõ phương pháp thì mới cho ra được sản phẩm chất lượng cao. Khi sao trà sẽ kết hợp thêm vò nhàu, cần phải kết hợp nhuần nhuyễn để búp trà không bị vỡ nát, lông trắng búp trà không bị hao tổn.

Để búp trà cuộn lại có được hoàn mỹ hay không, nó dựa vào kĩ thuật và kinh nghiệm điều khiển lửa và đôi tay đảo, nó yêu cầu nhiệt độ phù hợp, vừa sao vừa lật, để tránh bị cháy xém búp trà gây hỏng vị.

Các loại Hoàng Sơn Mao Phong

Lá trà chia thành ba nhóm. Nhóm thứ nhất là những búp trà non tươi xanh, nhóm thứ hai là những chiếc lá kế. Và nhóm cuối cùng là nhóm lá loại 3, mọc ở phía thân và gốc.

Từ 3 nhóm lá này, trà được chia thành 4 cấp độ khác nhau. Cấp độ thứ nhất là Hoàng Sơn Mao Phong Đặc Biệt. Ba cấp độ còn lại tương ứng với 3 tên gọi theo số thứ tự: Hoàng Sơn Mao Phong loại 1, Hoàng Sơn Mao Phong loại 2 và Hoàng Sơn Mao Phong loại 3. Nếu như Hoàng Sơn Mao Phong Đặc Biệt được điều chế 100% búp trà non thì Mao Phong loại 1 dùng 1 búp và 1 lá; Mao Phong loại 2 dùng lá kế và lá thứ 3 cũng theo tỉ lệ 1:1. Còn Hoàng Sơn Mao Phong loại 3, dùng cả ba lá theo tỉ lệ tương ứng là 1:1:1.

Đặc trưng, hương vị?

Đây là một loại trà xanh chất lượng cao. Lá trà xanh bóng, nhìn non mịn. Khi chế biến thành trà thì mang hình dạng nhỏ, hơi dẹt, uốn cong lại, xung quanh có nhiều lông tơ nhọn màu trắng, chĩa lên như hình mũi kiếm. Hương trà thơm lừng, thoang thoảng hương của vạn hoa, mùi vị thuần ngọt, hương thơm nồng nàng, như hương vị cây cỏ đơm chồi nảy lộc sau cơn mưa xuân, vương vấn nơi khoang miệng, thấm đẫm lạ thường. Nước trà vàng nhạt, hơi trong suốt.

xr:d:DAFeU-3GECY:12,j:1951435581,t:23040108

Nước trà của Hoàng Sơn Mao Phong vàng nhạt, hơi trong suốt.

Không chỉ nổi bật bởi hương thơm tinh tế mà còn được đánh giá cao về hậu vị thanh tao, kéo dài và đầy sảng khoái. Khi nhấp một ngụm, vị ngọt dịu dàng lan tỏa khắp khoang miệng, để lại cảm giác nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Trà có sự cân bằng hoàn hảo giữa vị chát nhẹ và hậu ngọt, tạo nên một trải nghiệm thưởng trà đầy tinh tế. Đặc biệt, khi pha đúng cách, những búp trà từ từ nở ra, giải phóng hương thơm tự nhiên và màu nước óng ánh như ánh ban mai. Đây không chỉ là một loại trà, mà còn là một nghệ thuật, là tinh hoa của vùng núi Hoàng Sơn, nơi hội tụ những điều kiện lý tưởng để tạo nên một thức uống thượng hạng.

 

No Image

Thập đại danh trà Trung Hoa

17/02/2025

Thập đại danh trà Trung Hoa  đại diện cho chất lượng và công nghệ sản xuất tốt nhất của các loại trà Trung Quốc, đồng thời cũng thể hiện nét quyến rũ, độc đáo của văn hóa trà Trung Quốc. Mỗi danh trà đều chứa đựng lịch sử nguồn gốc và những truyền thuyết lay động lòng người.

Năm 1915, Triển lãm quốc tế Panama đã liệt kê Trung Quốc Thập Đại Danh Trà bao gồm: Trà Bích Loa Xuân, Tín Dương Mao Tiêm, Tây Hồ Long Tỉnh, Quân Sơn Ngân Châm, Hoàng Sơn Mao Phong, Vũ Di Nham Trà, Kỳ Môn Hồng Trà, Đô Quân Mao Tiêm, Lục An Qua Phiến, An Khê Thiết Quan Âm.

Dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau, nhiều lần phân loại, Thập Đại Danh Trà cũng có những thay đổi và khác biệt. Có thể liệt kê một trong những xếp hạng Thập Đại Danh Trà gần nhất (2002) như sau:

  1. Tây Hồ Long Tỉnh

Đứng đầu danh sách là Trà Long Tỉnh hay còn gọi là Trà “Giếng Rồng” được đặt theo tên một vùng trà nổi tiếng, chính là thôn Long Tỉnh, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang – Trung Quốc. Vùng đất này có khí hậu mát mẻ, thiên nhiên ưu đãi cho cây trà phát triển tốt, tạo ra loại trà chất lượng. Tương truyền, vào thời Mãn Thanh, Trà Long Tỉnh được vua Càn Long phong là hoàng trà, một loại trà biểu trưng cho hoàng đế.

Trà Long Tỉnh là một loại trà xanh nổi tiếng được chế biến thủ công theo phương thức truyền thống. Giống như hầu hết các loại trà xanh khác, lá trà được hái vào buổi sáng, trải qua 4 tiếng sao khô tránh quá trình lên men. Mọi công đoạn từ hái trà, sao khô và chế biến đều được chăm chút chỉn chu bằng tay tạo ra hình dạng lá trà dẹp, chắc và kích thước đều nhau, có màu xanh non cực đẹp.

Trà Long Tỉnh đậm hương, ngọt vị bùi bùi như hạt dẻ, nước trà màu vàng nhạt lại ánh xanh. Uống rồi mà dư vị mãi không tan. Đặc trưng của Long Tỉnh là mang vị trà xanh tươi mát, đậm đà, hương thơm dịu mát dễ chịu. Khi pha các búp trà thường đứng thẳng trong nước rất đẹp mắt.

  1. Bích Loa Xuân

Bích Loa Xuân (hay còn gọi Hách Sát Hương Nhân) được mệnh danh là đệ nhất trà xanh. Tương truyền, khi thu hoạch, lá trà gặp hơi nóng cơ thể người và đã phát ra mùi hương kỳ lạ nên được mọi người đặt cho cái tên Nhân Hương, nghĩa là mùi thơm lá trà phát ra từ cơ thể con người. Trà cũng nổi tiếng với hương vị dịu ngọt đặc trưng. Một lần Hoàng đế Khang Hy khi đi du ngoạn Thái Hồ, thưởng trà Nhân Hương cảm thấy vị trà quá tuyệt vời liền đổi tên thành “Bích Loa Xuân” để xứng với mùi vị của loại trà này.  

Nước trà Bích Loa Xuân mang màu xanh ngọc, có hương thơm của trái cây và hương hoa hòa quyện. Trà được trồng làm 2 vụ xuân và đông, chỉ hái búp non và làm héo trong nhà. Bích Loa Xuân được đánh giá là loại trà có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất trong Thập Đại Danh Trà.

  1. Trà Thiết Quan Âm

Trà Thiết Quan Âm có nguồn gốc tại huyện An Khê có hơn 200 năm lịch sử. Cây trà để trồng ra loại trà này vốn dĩ khó trồng, nên cần sự chăm chút tỉ mỉ trong từng giai đoạn phát triển. Cây trà ra búp bốn mùa trong năm, mùa xuân sẽ cho sản lượng nhiều nhất và vị trà thơm đượm nhất vào mùa thu.

Trà Thiết Quan Âm là một loại cực phẩm trà ô long trong thập đại danh trà. Lá trà chất lượng thì lá sẽ hơi cong, đỉnh cọng trà trông như đầu chuồn chuồn, thân xoắn, đầu còn lại trông như chân ếch. Trên bề mặt lá còn có một lớp sương trắng mỏng, gọi là “sa lục”. Lớp này có được do trà được bọc vải trắng sau khi làm khô, trải qua nhiều lần hong khô bằng nhiệt độ thấp, cafein trong trà sẽ thăng hoa và kết tinh thành lớp trên bề mặt lá. Trà Thiết Quan Âm chứa khoảng 30 loại khoáng chất khác nhau, giúp thúc đẩy tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, và trị bệnh mạch vành. Ngoài ra, hương thơm của loại trà này còn có tác dụng thư giãn đầu óc.

  1. Hoàng Sơn Mao Phong

Hoàng Sơn Mao Phong được ghép lại từ tên nơi quê hương “Mao Phong” và tên của dãy núi “Hoàng Sơn”. Đây là danh trà nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, vì sắc, hương, vị, hình đều độc đáo. Lá trà có lông tơ lộ rõ nên được gọi là Mao Phong, nước trà thơm ngát, màu trong suốt, vị đậm đà. Trà thường được thu hoạch vào thời gian tiết Thanh Minh là ngon nhất. Trà có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch.

  1. Quân Sơn Ngân Châm

Trà Ngân Châm hay còn gọi Trà Vàng Quân Sơn Ngân Châm, trà được phát hiện ở đảo Quân Sơn, tỉnh Hồ Nam. Hoa trà thưởng nở vào tháng 6, cũng là thời điểm cho lá trà chất lượng nhất trong năm, thường được hái vào sáng sớm. Trà Quân Sơn Ngân Châm chia thành hai loại nhỏ là trà búp và trà tơ. Trà búp là trà mọc ở phía đông đảo Quân Sơn, thường đón ánh sáng mặt trời sớm khi sương vẫn đọng trên lá nên ít tơ hơn và cũng ngon hơn. Trà tơ là trà mọc phía tây, đón ánh sáng muộn, ban đêm lại chịu nhiều sương hơn nên búp trà nhiều tơ.

  1. Kỳ Môn Hồng Trà

Kỳ Môn Hồng Trà được xếp vị trí thứ 6 trong Thập đại danh trà. Loại trà nổi tiếng tại huyện Kỳ Môn, tỉnh An Huy. Kỳ Môn Hồng Trà được lên men trong quá trình hái, ủ và sấy. Các bước chế biến đều được làm thủ công chỉn chu từ khâu chọn hái từng búp trà, rồi trải qua giai đoạn héo điêu, xoa vê và bán lên men,… Kỳ Môn Hồng Trà chứa nhiều chất Flavonoid rất tốt cho sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh béo phì.

  1. Nham trà Vũ Di 

Nham Trà bắt nguồn từ vùng núi Vũ Di Sơn thuộc tỉnh Phúc Kiến. Đây là vùng đất thần thoại, tương truyền được thành lập bởi hai anh em ẩn sĩ gồm Wu và Yi. Trong thời nhà Đường, trà lấy từ đỉnh núi này vô cùng quý hiếm và chỉ hoàng đế mới được thưởng thức. Bởi lẽ, loại trà này đã chữa khỏi bệnh cho hoàng hậu và hoàng đế.

Nham trà Vũ Di Sơn gồm có 3 loại chính:

Đại Hồng Bào: Là loại trà thượng hạng nhất với hương vị nhẹ nhàng, có thể sử dụng trong cả 4 mùa. Người bị bệnh đường ruột thường được khuyên nên sử dụng loại trà này để cải thiện.

Thiết La Hán: Là loại trà xuất hiện sớm nhất trên núi Vũ Di, đã trồng cách đây 250 năm. Thiết La Hán được sử dụng để hòa tan chất béo, cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, loại bỏ nếp nhăn và hạn chế sâu răng. Nước trà Thiết La Hán có màu cam nhạt, lá có viền xanh ở giữa.

Bạch Kê Quan: Loại trà này sở hữu mùi thơm đặc trưng của thảo dược, khác hoàn toàn so với những loại trà còn lại. Người có sức khỏe kém dùng Bạch Kê Quan sẽ dễ dàng ra mồ hôi và làm ấm cơ thể.

Thủy Kim Quy: Là loại trà có hương vị thơm và hậu vị mạnh mẽ, vị đắng không quá rõ ràng. Nhiều người cho rằng Thủy Kim Quy có thể giúp bạn hết mệt mỏi sau một ngày dài làm việc, giảm hàm lượng chất béo và giảm cân.

  1. Lục An Qua Phiến

Trà Lục An Qua Phiến hay Trà Qua Phiến là loại trà xanh được trồng trên đỉnh Đại Sơn, vùng Lục An, tỉnh An Huy, xếp thứ 8 trong Thập đại danh Trà. Người nông dân chỉ chọn những búp trà tươi ngon nhất, bỏ phần mầm, gân rồi phơi khô. Nước trà Qua Phiến có màu xanh ngọc, trong trẻo, có hương rất thơm, vị nồng có chút ngọt.

  1. Mao Tiêm Đô Quân

Trà Mao Tiêm Đô Quân thuộc loại trà xanh, luôn nằm trong top các loại trà phổ biến nhất Trung Quốc, đặc sản của tỉnh Quý Châu. Mao Tiêm Đô Quân được tạo ra bởi những nông dân Hàn Quốc trồng chè, nên cái tên ban đầu vốn dĩ được đặt là “Xinyang Maojian”

Hình dáng trà Mao Tiêm Đô Quân mỏng nhẹ, tròn và thẳng với mùi hương nồng nàn, hương vị đậm đà, màu súp xanh. Đây chính là loại trà đạt được danh hiệu huy chương vàng với Kweichow Moutai ở Triển lãm quốc tế Panama.

  1. Phổ Nhĩ Vân Nam

Loại trà cuối cùng trong danh sách Thập đại danh trà Trung Hoa – Trà Phổ Nhĩ. Loại trà có nhiều tên gọi mà bạn nên biết như Trà Bửu Lị, trà Pu-erh và có nguồn gốc từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Điểm mấu chốt tạo nên sự đặc biệt của dòng trà này là trải qua quá trình lên men sau khi chế biến. Trà Phổ Nhĩ được diệt men, vò và phơi nắng làm khô lá trà thay vì sấy trà như các loại trà đen bình thường. Phương pháp phơi nắng làm cho lá trà được làm khô chậm hơn, chính vì vậy mà trà lại tiếp tục lên men một phần nhỏ.

Phổ nhĩ có nhiều loại như trà phổ nhĩ chín, trà phổ nhĩ rời hay trà phổ nhĩ quýt tùy vào khâu chế biến thành phẩm. Màu nâu đỏ đậm của trà Phổ Nhĩ sóng sánh rất đẹp, mùi thơm đậm và có vị chát dịu, hậu ngọt, khi uống vào có cảm giác thông cổ.

Thập Đại Danh Trà Trung Hoa không chỉ là biểu tượng của nghệ thuật thưởng trà mà còn phản ánh sâu sắc lịch sử, văn hóa và tinh thần của người Trung Quốc. Mỗi loại trà trong danh sách này đều mang một câu chuyện riêng, từ truyền thuyết xa xưa đến những bí quyết chế biến công phu, tạo nên những hương vị tinh tế, quyến rũ lòng người. Việc thưởng trà không đơn thuần chỉ là một thói quen, mà còn là một hành trình cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên, sự tài hoa của con người và những giá trị truyền thống lâu đời. Thập Đại Danh Trà không chỉ đại diện cho nền trà đạo Trung Hoa mà còn là niềm tự hào của những vùng đất sản sinh ra chúng, mãi mãi trường tồn cùng thời gian.

Biên tập: Thúy Hiền

No Image

Đế Vương Chi Vị Bích Loa Xuân

11/02/2025

Đế Vương Chi Vị Bích Loa Xuân là một loại trà truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc, một trong Thập đại danh trà, thuộc dòng Trà xanh, và đã có hơn 1000 năm lịch sử. Trà Bích Loa Xuân sinh trưởng ở phía Đông và phía Tây dãy núi Động Đình, Thái Hồ, huyện Ngô, thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc – khu vực được bao quanh bởi những ngọn núi cao, có rừng với khí hậu ôn hòa, ẩm ướt, một môi trường trồng chè hoàn hảo. Chính vì vậy, trà còn được là “Động Đình Bích Loa Xuân”.

Nguồn gốc, xuất xứ của trà Bích Loa Xuân

Đế Vương Chi Vị Bích Loa Xuân được trồng tại núi Động Đình, huyện Thái Hồ, tỉnh Giang Tô. Động Đình chia làm Đông sơn và Tây sơn, Đông sơn gọi là Uyển Như, một bán đảo lớn trên hồ Thái Hồ, còn Tây sơn là một hòn đảo sừng sững nằm trong hồ. Hai núi khí hậu ôn hòa, nhiệt độ không khí trung bình năm từ 15,5 đến 16,5°C, lượng mưa trung bình 1.200 – 1.500 mm, nước Thái Hồ bốc hơi tạo thành sương mù dày đặc, không khí ẩm ướt, thổ nhưỡng có tính hơi chua hoặc axit yếu, tính chất đất tơi xốp, rất tốt cho cây trà sinh trưởng, tạo nên trà Bích Loa Xuân với chất lượng cực hảo.

Có truyền thuyết kể rằng, phía đông núi Động Đình có đỉnh Bích La, cây trà mọc hoang dã trên vách đá dựng đứng. Người dân trong vùng thường tới hái lá về uống. Một lần, vào tiết hái trà, mọi người lên núi, thấy cây trà cành lá xum xuê, ai cũng thi nhau lấy, giỏ tre đựng không đủ, bèn giắt thêm vào ngực áo. Lá trà ấp vào ngực, gặp hơi nóng tỏa ra từ cơ thể, phát ra hương thơm kỳ lạ. Mọi người nhất loạt thốt lên: “Nhân hương”. Từ đó về sau, mỗi lần hái trà, người ta không dùng giỏ tre mà đều ôm vào ngực.

Theo lịch sử ghi chép lại, hoàng đế Khang Hy đi diễu hành được thưởng thức trà Bích Loa Xuân (lúc này trà có tên là Hách Sát Nhân Hương) nước trà trong xanh, hương thơm tinh tuý thoang thoảng hương hoa và trái cây, vị trà thanh mát, ngọt dịu. Nhà vua uống thử thấy rất ngon, lại cảm thấy tên gọi không xứng và chưa đủ ưu nhã, liền đổi thành “Bích Loa Xuân”. “Bích” trong màu xanh của nước trà, “Loa” – hình dạng uốn cong như vỏ ốc của lá trà, “Xuân” được hái vào mùa xuân mang hương hoa thơm mát và vị ngọt dịu êm. Từ đó trà được mang tên “Bích Loa Xuân” và trở thành cống phẩm cho triều đình, được lan truyền rộng rãi, đi vào kho tàng lịch sử trà trên thế giới.

Đặc điểm của Bích Loa Xuân

Trong “Trà Giải” được ghi chép vào thời nhà Minh: “Vườn trà không được lẫn các cây gỗ ác, chỉ trồng cây tương tự như quế, mận, hồng xiêm, ngọc lan, hoa hồng, tùng, tre xanh ở giữa. Đủ để che phủ sương giá, tuyết và nắng mùa thu”.

Trà Bích Loa Xuân được xoắn chặt, cuộn tròn như những con ốc, búp trắng lộn ra, xanh trắng hòa lẫn màu xanh, búp lá non mềm, lá trà sẽ từ từ căng ra sau khi pha, chuyển động lên xuống, nước trà có màu xanh ngọc bích tươi sáng, mùi thơm nồng nàn, vị ngọt tươi mới thanh mát, giải khát rất tốt. Trà thành phẩm hình xoắn chặt, búp trà nhỏ dài, màu xanh tươi, hương thơm thanh tao, vị trà tươi mát, khi pha nước trà trong xanh ngọc bích, hậu vị ngọt.

Hương thơm hoa quả độc đáo của Động Đình Bích Loa Xuân chủ yếu là do cây trà phát triển trong vườn cây ăn quả và được nuôi dưỡng bởi chất đất và nguồn nước đặc biệt của Động Đình. Những loại Bích Loa Xuân khác không có mùi thơm và hương thơm trái cây đặc trưng như vậy.

Khi pha trà, nước đầu sẽ có màu nhạt vị đậm, mùi thơm tươi mát;  nước thứ 2 màu xanh biếc, thơm, vị thanh; nước thứ 3 màu xanh ngọc bích, mùi thơm nồng, quay về vị ngọt, xứng danh đệ nhất Trà Xanh.

Công dụng của Bích Loa Xuân là gì? 

Cũng giống như những dòng trà xanh khác , caffeine trong trà Bích Loa Xuân có thể kích thích hệ thần kinh trung ương , giúp chúng ta tỉnh táo , giảm bớt mệt mỏi căng thẳng , để hiệu quả công việc được tốt hơn . Bên cạnh đó , các polyphenol và axit tannic trong trà tác động lên vi khuẩn có thể làm đông đặc protein của vi khuẩn và tiêu diệt chúng trong cơ thể người và hỗ trợ phòng chống bệnh tim mạch khi giảm co thắt phế quản và thúc đẩy tuần hoàn máu . Thậm chí , trà Bích Loa Xuân còn hỗ trợ điều trị các bệnh về đường ruột và giảm viêm , kháng khuẩn cho răng miệng rất tốt . Nó cũng giúp phân hủy chất béo , đốt cháy mỡ thừa , góp phần giảm đi cân nặng đáng kể cùng với chế độ ăn uống hợp lý .

Cách sản xuất Trà Xanh Bích Loa Xuân

Bích Loa Xuân được chế biến vào hai vụ xuân và đông, nguyên liệu được chọn từ những búp trà non được thu hái thủ công bằng tay. Trà được sơ chế đơn giản, có hình hao hao ốc xoắn, mang màu xanh tươi của diệp lục.

Người thu hoạch Bích Loa Xuân cần có tay nghề cao, phải hái trà vào lúc sáng sớm, hái lá trà lúc còn non. Hàng năm, từ tiết xuân phân đến cốc vũ, phải chọn ngày trời trong xanh mát mẻ để thu hái. Để sao chế 500g Bích La Xuân cao cấp ước chừng cần hái khoảng 70 – 90 ngàn búp trà non.

Người ta còn chọn giờ trong ngày để thu hái và sao chế Bích Loa Xuân như sau:

Bích Loa Xuân thường được thu hái vào đầu xuân, khi những lá trà có sắc xanh biếc, những búp trà còn xanh non, bề mặt tụ phấn trắng, kết chặt và uốn cong như vỏ ốc.

Từ 5h đến 9h sáng hái trà, từ 9 -15h thì chọn lọc, từ 15h đến tối là sao trà, tuyệt không để trà qua đêm, vì sẽ làm nhạt đi hương thơm ngát của trà. Quy trình sao chế thủ công đặc sắc là tay không rời trà, trà không rời nồi, giữa vò có sao, trong sao có vò, sao vò kết hợp, thao tác liên tục. Chủ yếu quy trình này gồm các thao tác sao trà, vò trà, dùng tay vê trà thành hình xoắn ốc, sấy khô.

Tại Việt Nam có thể mua Bích Loa Xuân ở đâu? 

 

Hali JSC chuyên cung cấp các sản phẩm trà Trung Hoa cao cấp, bao gồm hơn 100 loại trà ngon và  nổi tiếng nhất trên thế giới như Đại Hồng Bào, Chính Sơn Tiểu Chủng, và nhiều loại trà khác. Với sứ mệnh mang trà đạo Trung Hoa đến gần hơn với người yêu trà Việt Nam, chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và cam kết mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. 

 

Hali JSC tự hào là một trong những đơn vị uy tín trong ngành trà, giúp bạn khám phá 

sâu sắc hơn về trà đạo Trung Hoa. Bạn cũng có thể lựa chọn mua trà trực tuyến tại website tramtra.com để thuận tiện hơn cho việc tìm kiếm và mua sắm các loại trà chất lượng, phù hợp với sở thích của mình.

 

Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HALI

Địa chỉ: Tầng 5 Tòa Nhà Hoàng Ngọc, Lô C2C Khu Công Nghệ Thông Tin Tập Trung Cầu Giấy, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 1900 4609

Zalo: 0843 1111 00

Email: info@halivietnam.com

Website : Halivietnam.com

Website : tramtra.com

 

Biên tập: Thúy Hiền

Ấm pha trà trong nghệ thuật thưởng trà

Ấm pha trà trong nghệ thuật thưởng trà

10/02/2025

Ấm pha trà không chỉ là một dụng cụ đơn thuần mà còn là yếu tố quan trọng quyết định đến hương vị, chất lượng của trà. Kim cổ có câu: “Nhất thủy, nhì trà, tam pha, tứ bình, ngũ quần anh” để khắc họa một cách chân thực về nghệ thuật thưởng trà. Mặc dù “tứ bình” – Ấm pha trà tuy không quyết định được phẩm chất của trà nhưng nó lại là yếu tố làm nổi bật hương, sắc, vị vốn có trong từng loại trà. Tại Việt Nam, Tra (chê) là một thứ không thể thiếu, là thức uống hàng ngày, là lễ vật để dâng lên tô tiên, là một phần không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi con người Việt Nam.

Và trong bất kỳ một nền văn hoá uống trà nào thì ấm trà luôn đóng một vai trò quan trọng vì bên cạnh nước pha thì ấm trà có quyết định rất lớn lên hương vị sau cùng của chén trà. Tùy theo nhu cầu của người uống trà và loại trà thì chúng ta có những loại âm khác nhau về kích thước, hình dáng, chất liệu và thiết kế. Thông thường ấm trà mà người Việt Nam ta hay sử dụng để pha là các loại Âm sứ, Âm gốm Bát Tràng, người nào có điều kiện – sành trà thì cầu kỳ hơn sẽ chọn ấm Tử Sa.

Để chọn một ấm trà phù hợp không phải là việc dễ dàng và bài viết này sẽ hướng dẫn bạn có một lựa chọn ưng ý nhất.

Kích thước

Yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc lựa chọn ấm trà đó chính là kích thước của ấm. Nếu bạn thường uống trà một mình thì một Ấm Tử Sa nhỏ có kích thước khoảng 50-100ml là đủ, còn nếu bạn phải thường xuyên tiếp khách ở công ty thì ấm trà khoảng 200-300ml mới đủ để tiếp một nhóm khách hàng từ 5 cho đến 8 người.

Thật sự thì bạn cũng không cần phải mua quá nhiều ấm trà để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Mua một ấm mà bạn cần dùng thường xuyên nhất là đủ, nếu cần phục vụ thêm nhiều người nữa thì bạn chỉ cần pha thêm vài lượt nước nữa mà thôi.

Thiết kế

Thông thường ấm trà, đặc biệt là những ấm có nguồn gốc Trung Quốc, thường có 2 dạng đó là: ẩm cao và ấm thấp. Giống như tên gọi của 2 dạng thì ấm cao thường có hình trụ, đáy nhỏ và cao; ngược lại thì ấm thấp thường có hình cầu và có bề ngang to hơn. Ở ta, theo kinh nghiệm của những người chơi ấm thì mỗi loại ấm chỉ thích hợp cho một số loại trà khác nhau vì mỗi loại ấm cho phép trà được “nở” theo một cách nhất định và “chất trà” có trong trà có được tiết ra đều hay không.

Khi mua ấm trà bạn cũng cần lưu ý chọn những âm có thiết kế đơn giản. Ấm pha trà ngon là ấm có thiết kế đơn giản vì loại ấm này chia đều nhiệt độ ở bên trong lẫn bên ngoài khiến trà pha ra có được cái tinh túy vốn có của từng loại trà. Do đó khi chọn thiết kế ở ấm trà thì bạn phải chọn theo loại trà bạn hay pha (âm cao hay thấp) và mục đích để thưởng trà hay để tiếp khách (ấm thiết kế đơn giản hay cầu kỳ).

Chất liệu: trên thị trường có rất nhiều loại ấm pha trà khác nhau, có thể là Việt Nam hoặc các nước khác tùy thuộc vào địa lý cũng như đam mê của mỗi bạn trà. Dưới đây, xin phép được gợi ý 3 loại ấm quen thuộc nhất với hầu hết bạn yêu trà.

Ấm Tử Sa

Ấm Tử Sa được làm từ một loại đất sét có màu tím (tử sa) chỉ có ở huyện Vô Tích (Trung Quốc). Âm trà được làm từ loại đất này có một đặc tính có một không hai đó chính là hấp thụ hương vị của loại trà được pha bên trong nó. Do đó ấm trà càng lâu năm, càng hấp thụ hương vị trà càng nhiều thì trà pha ra càng ngon. Nhiều người còn cho rằng Âm Tử Sa dùng lâu không cần bỏ trà vào chỉ cần đổ nước sôi thôi là có trà uống rồi. Cũng do đặc tính này mà một Âm Tử Sa chỉ nên dùng với duy nhất một loại trà mà thôi.

Chính nhờ cấu trúc hạt và thành phần kim loại khoáng chất đặc biệt nên ấm làm từ Tử Sa có khả năng giữ nhiệt tuyệt vời khiến cho trà pha trong Âm Tử Sa luôn thể hiện được tinh túy vốn có. Thành phần kim loại và khoáng chất có trong Tử Sa bao gồm oxit sắt, thạch anh, kaolinite và mica khiến Âm Tử Sa chịu được nhiệt độ cao và khó vỡ khi bị va chạm mạnh.

Ấm gốm 

Âm gồm là loại ấm trà phố biến nhất trên thế giới từ xưa đến nay vì có thiết kế đa dạng, màu sắc hài hòa. Tại Việt Nam nổi tiếng nhất vẫn là Gốm Bát Tràng với khả năng chịu nhiệt cũng như chịu lực cao hơn khá nhiều so với loại gốm thông thường. Chính với những ưu điểm dưới đây, Việt Cổ Trà Quán lựa chọn ấm gốm Bát Tràng để pha trà mời khách: giữ nhiệt tốt, đồng thời khả năng tỏa nhiệt đều của ấm cũng giúp trà “tiết” được toàn bộ hương vị cũng như chất dinh dưỡng mang đến những chén trà có thể nói là hoàn hảo.

Ấm sứ

Ấm sứ cũng là loại ấm phố biến nhất vì giá thành phải chăng, thiết kế đa dạng và đẹp được dùng để sử dụng tiếp khách và trong những sự kiện quan trọng hơn là dùng để thưởng trà thường xuyên. Vì những loại ấm này do phải làm để trưng bày nên có thiết kế bên trong lẫn bên ngoài không đều nên đồng thời sẽ chia nhiệt độ không đều. Do đó trà pha sẽ không được ngon vì cánh trà cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ không đồng đều, ảnh hưởng rất nhiều đến hương và vị của trà.

 

Pha trà là một nghệ thuật, điều này thể hiện rất rõ trong văn hóa trà đạo của người Nhật Bản, hay trà đạo của Trung Quốc đã đạt tới tầm đạo đưa lên thành nghi lễ với các bước vô cùng tỉ mỉ và đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm. Riêng với Việt Nam, chén trà là đầu câu chuyện, thể hiện sự hiếu khách của người dân Việt Nam, trà là thức uống phổ biến, dân dã thể hiện sự hào sảng của cá một dân tộc.

Ấm tử sa và những dáng ấm “huyền thoại” trong giới trà đạo

Ấm tử sa và những dáng ấm “huyền thoại” trong giới trà đạo

07/02/2025

Ấm tử sa là loại trà cụ mang tính biểu tượng của văn hóa trà đạo, được làm từ đất Tử Sa của vùng Nghi Hưng Trung Quốc nên có khả năng lưu hương vô cùng tốt. Không chỉ vậy, loại đất này còn có có thể dễ dàng tạo hình thành nhiều dáng ấm, phù hợp với nhiều loại trà cũng như sở thích của người thưởng trà. Trong bài viết hôm nay HALI sẽ giới thiệu đến các bạn các dáng ấm tử sa phổ biến được yêu thích và ưa chuộng nhất trong giới trà đạo.

1. Dáng ấm tử sa Tây Thi

Có thể nói, một trong các dáng ấm tử sa chinh phục được trái tim của những người sành trà nhất chính là Tây Thi. Chỉ từ cái tên thôi, có lẽ bạn đã hình dung ra được vẻ đẹp gây đắm say lòng người của dáng ấm này. Lấy cảm hứng từ mỹ nhân có sắc đẹp nổi tiếng nhất của Trung Quốc, dáng ấm này cũng mang ý nghĩa đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”.

Thân ấm hình tròn đầy đặn, làm ta liên tưởng đến dáng vẻ uyển chuyển của người con gái xinh đẹp tuyệt trần, các đường nét cũng vô cùng mềm mại và tinh tế. Quai ấm có độ cong uyển chuyển đẹp mắt, độ dài vòi ấm vừa vặn giúp ổn định tốc độ rót và cho ra dòng nước trà nhẹ dịu, thơm ngọt.

Phần nắp ấm tròn trịa có hình dáng gần giống với nhũ hoa của người thiếu nữ đẹp, chính vì vậy mà một số nghệ nhân thưởng trà còn ưu ái gọi dáng ấm này với cái tên vô cùng mỹ miều là “ấm Tây Thi Nhũ”.

Ấm tử sa Tây Thi mềm mại, uyển chuyển.

2. Dáng ấm tử sa Thạch Biều

Thạch Biều là một trong các dáng ấm tử sa được giới sành trà vô cùng ưa chuộng, bởi sở hữu nó chính là thể hiện đẳng cấp và quyền lực của chủ nhân trong giới. Cấu trúc của dáng ấm này nổi bật với phần trên nhỏ và phần dưới to, tổng thể giống một chiếc kim tự tháp. Trọng tâm ấm cân đối và ổn định với sự đối xứng hai bên hoàn hảo, miệng ấm ngắn, thẳng tạo nên sự mạnh mẽ, quai ấm gần giống hình tam giác.

Tất cả những đường nét trên đã tạo nên một dáng ấm đẹp mắt, thanh thoát nhưng không kém phần mạnh mẽ, ổn định. Không có gì lạ khi dáng ấm tử sa Thạch Biều ngày càng được nhiều người quan tâm.

Dáng ấm Thạch Biều mạnh mẽ, thanh thoát.

3. Dáng ấm tử sa Văn Đán 

Dáng ấm tử sa Văn Đán có một số đặc điểm khá tương tự với dáng ấm Tây Thi. Nó chinh phục được trái tim của những người sành trà nhờ vẻ đẹp chân phương, giản dị, với phần góc cạnh mềm mại, uyển chuyển tựa như những thiếu nữ đôi mươi. Thân ấm có hình tam giác, phần quai có độ cong đẹp mắt. Vòi ấm ngắn nhưng không bị thô, nắp ấm phía trên có hình tròn đầy đặn, có thể liên tưởng đến chiếc gò bồng đào căng tròn của phụ nữ.

Không chỉ được yêu thích nhờ dáng ấm đẹp và tinh tế, cái tên Văn Đán cũng ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Trong đó, “Văn” chỉ sự dịu dàng, ung dung và thanh thoát, còn “Đán” là tên một diễn viên hài kịch xuất hiện cùng thời. Dáng ấm Văn Đán là biểu tượng của niềm vui và sự lạc quan, cũng dùng để chỉ tâm trạng thư giãn thoải mái khi thưởng trà.

Dáng ấm Văn Đán tinh tế, nhiều ý nghĩa sâu xa.

4. Dáng ấm tử sa Chuyết Cầu

Văn hóa trà đạo có đến 60 dáng ấm tử sa, trong đó dáng ấm Chuyết Cầu được những người sành trà đánh giá là một trong những dáng ấm hoàn hảo nhất với cấu trúc hình tròn kinh điển. Điều này đã tạo nên nét đặc trưng riêng biệt mà không một loại ấm nào khác có được.

Bạn có thể nhận biết dáng ấm Chuyết Cầu thông qua cấu trúc 3 hình tròn đan chuyết vào nhau với tỷ lệ cân đối, bao gồm núm ấm, nắp ấm và thân ấm. Đơn giản hơn, có thể hình dung dáng ấm này có một hình cầu nhỏ là núm ấm, sau đó hình cầu lớn hơn một chút là nắp ấm và hình cầu lớn nhất là bụng ấm. Chúng được sắp xếp theo trình tự từ nhỏ đến lớn và từ trên xuống dưới. Chính cấu trúc độc đáo này đã khiến những người sành trà bị thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Dáng ấm Chuyết Cầu với sự cân đối về cấu trúc.

 

5. Dáng ấm tử sa Mỹ Nhân Kiên

Lấy cảm hứng từ bờ vai trần của người con gái, dáng ẩm Mỹ Nhân Kiên mang đến cảm giác đầy đặn và quyến rũ, toát lên từ các đường nét gợi cảm đủ làm say đắm lòng người.

Tổng thể ấm thiên về sự mềm mại, uyển chuyển và thống nhất, không có gờ nổi lên giữa thân ấm và nắp ấm. Điều này đã tạo nên một đường thẳng hoàn mỹ, mang đến vẻ đẹp thanh lịch, nhẹ nhàng và không kém phần quý phái của dáng ấm Mỹ Nhân Kiên.

Dáng ấm Mỹ Nhân Kiên mềm mại, uyển chuyển

 

6. Dáng ấm tử sa Đức Chung

Là dáng ấm biểu tượng cho thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề chế tác ấm Nghi Hưng, dáng ấm tử sa Đức Chung đến nay vẫn được rất nhiều người ưa chuộng. Ấm có hình dáng kiểu chung, được chế tác thủ công hoàn toàn thể hiện sự trang nghiêm ổn định, cấu trúc cân đối với màu sắc tím nhuận. Màu sắc độc đáo này cũng chính là điểm đặc sắc nắc khiến dáng ấm Đức Chung được xếp vào loại thiên thanh nê tuyệt tích.

Để tạo nên được dáng ấm độc đáo này, yêu cầu nghệ nhân phải có trình độ cao và kỹ năng giỏi. Dáng ấm tạo nên phải giữ được cốt lõi chân phương, mộc mạc nhưng vẫn phải đảm bảo sự tinh tế, tỉ mỉ thì mới chinh phục được những người sành trà. Có thể nói, kỹ năng chế tác ấm Đức Chung đã đạt đến đỉnh cao nghệ thuật làm ấm tử sa, trở thành một trong các dáng ấm tử sa được nhiều người sành trà ưa chuộng nhất.

Dáng ấm Đức Chung chân phương và mộc mạc

7. Dáng ấm tử sa Phỏng Cổ

Đối với những người yêu thích trà đạo, chắc chắn không thể không biết dáng ấm Phỏng Cổ – một trong những loại dáng ấm tử sa đẹp và độc đáo nhất. Loại ấm này ra đời vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nhà Thanh, có hình bụng trúng, thân cao với lớp bọc trơn láng bên ngoài. Phần nắp ấm và đường viền xung quanh đã được thiết kế vô cùng khéo léo để khớp lại chặt chẽ với nhau.

Dáng ấm Phỏng Cổ nổi tiếng với sự thăng bằng đĩnh đạc, cùng các đường cong tự nhiên và tinh tế, các cấu trúc lại vô cùng chắc chắn, mạnh mẽ.

Dáng ấm Phỏng Cổ với cấu trúc chắc chắn, mạnh mẽ.

8. Dáng ấm tử sa Phan Hồ

Sở dĩ có cái tên Phan Hồ là bởi loại ấm này có nguồn gốc từ nhà họ Phan, sống tại Quảng Đông dưới triều đại Nhà Thanh. Vì rất yêu thích nghệ thuật trà đạo nên dòng họ này đã nhờ nghệ nhân ở Nghi Hưng chế tác một loại ấm riêng cho gia đình. Đặc trưng của loại ấm này là có hình dạng cố định, thường in khắc trên mặt bìa và dùng ấn khoản để in chữ “Phan” nổi lên trên. Dòng họ Phan và dáng ấm này sau đó đã trở nên vô cùng nổi tiếng, là một trong các loại dáng ấm đẹp được nhiều người thưởng trà yêu thích từ xưa đến nay. Không chỉ bởi vẻ đẹp ngoại hình mà dáng ấm này còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về sự đoàn kết và tinh thần gắn bó trong gia đình, dòng tộc.

Dáng ấm Phan Hồ được làm từ chất liệu chu sa với 3 dáng chính:

  • Cao Phan là loại ấm có dáng gần giống quả lê
  • Vĩ Phan là dáng ấm có phần thân dẹt, gần như đi ngang
  • Trung Phan là dáng ấm có phần thân cao

Dáng ấm Phan Hồ được nhiều người yêu thích.

9. Dáng ấm tử sa Tiếu Anh

Ấm Tiếu Anh là một trong các dáng ấm tử sa gốc kinh điển được nhiều nghệ nhân thưởng trà ưa chuộng. Ra đời vào cuối triều đại nhà Minh, dáng ấm này nổi tiếng bởi kết cấu tinh xảo, chăm chút tỉ mỉ, cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ nhất. Tổng thể dáng ấm toát lên sự mạnh mẽ, sắc nét, mang ý nghĩa nồng nhiệt và hào sảng.

Dáng ấm Tiếu Anh có kết cấu tinh xảo.

10. Dáng ấm tử sa Dung Thiên

Dáng ấm tử sa Dung Thiên được các nghệ nhân lấy cảm hứng từ chiếc bụng to của La Hán, chính vì vậy mà ban đầu nó có tên là “ Đỗ đạt năng dung thiên hạ sự” – dịch sang tiếng Biệt là “bụng to chứa hết chuyện thiên hạ”. Dáng ấm này được phát minh bởi đại sư Lữ Nghiêu Thần, một bậc thầy mỹ thuật công nghệ của Trung Quốc.

Dáng ấm Dung Thiên 

Khi mới được phát minh, hình dáng ấm có phần thấp và hơi nghiêng, sau này đã được cải tiến để cao hơn. Ấm Dung Thiên đòi hỏi những nghệ nhân tay nghề cao, kỹ năng giỏi mới có thể làm ra được. Do đó, nó cũng trở thành một trong các dáng ấm tử sa được nhiều người thưởng trà yêu thích nhất.

11. Dáng ấm tử sa Thủy Bình

Dáng ấm Thủy Bình không chỉ được biết đến là một trong các dáng ấm tử sa đẹp, mà còn nổi tiếng nhờ câu chuyện về nguồn gốc của nó. Theo lịch sử kể lại, nghệ thuật thưởng trà và các loại ấm trà nhỏ đã rất phổ biến từ thời Nhà Minh. Ấm Thủy Bình cũng ra đời trong thời gian này nhưng chưa được nhiều người chú ý.

Dáng ấm Thủy Bình được làm từ kỹ thuật tinh xảo.

Cũng trong thời gian này, khu vực Phúc Kiến Quảng Đông khá thịnh hành về “Công phu trà”. Khi pha trà, họ thường cho rất nhiều lá trà vào trong ấm, sau đó dùng nước sôi đổ vào. Điều này khiến lá trà nở ra nhiều, vòi ấm bị nghẽn nên nước trà không thể chảy ra. Sau đó, họ phải để ấm trà vào trong một cái bát lớn, đổ nước sôi vào tôi ấm lên cho đến khi trà nổi lềnh bềnh trên mặt nước thì mới có thể rót ra để thưởng thức được.

Xuất phát từ tích xưa này, ấm Thủy Bình được áp dụng kỹ thuật tinh xảo, sử dụng đất làm quai và vòi ấm có tính thước tương ứng phù hợp để ấm không bị nghiêng khi nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

12. Dáng ấm tử sa Hợp Hoan

Dáng ấm Hợp Hoan trong nghệ thuật trà đạo là biểu tượng của sự đoàn tụ vui vẻ. Tổng thể hình dáng giống như hai cái chũm úp vào nhau – loại dụng cụ tạo nên âm thanh đặc sắc trong những ngày lễ hội. Loại ấm này được làm nên từ đất chu sa nên còn mang ý nghĩa may mắn và hạnh phúc.

Dáng ấm Hợp Hoan là biểu tượng của sự đoàn tụ vui vẻ.

 

13. Dáng ấm tử sa Long Đán

Long Đán trong tiếng Trung có nghĩa là trứng rồng. Sở dĩ loại ấm này có cái tên như vậy là do hình dáng của nó trông giống như quả trứng. Dáng ấm Long Đán có phần vòi ngắn, quai ấm ngược khá giống dáng ấm Tây Thi.

Dáng ấm Long Đán có hình dạng như quả trứng.

Trên đây là tổng hợp các dáng ấm tử sa thường được sử dụng phổ biến trong văn hóa trà đạo. Mỗi loại ấm lại có những đặc điểm riêng về hình dáng, cấu tạo, đồng thời phù hợp với những loại trà khác nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu sâu và dành thời gian để trải nghiệm thì mới lựa chọn được dáng ấm phù hợp nhất với mình.

Biên tập: Thúy Hiền 

Cách chọn ấm tử sa phù hợp với từng loại trà

Cách chọn ấm tử sa phù hợp với từng loại trà

07/02/2025

Cách chọn ấm tử sa phù hợp với từng loại trà ?

Pha trà, một hành động rất đơn giản, cũng có thể là một nghệ thuật rất tinh vi. Quyết định chọn loại trà nào nên kết hợp với ấm tử sa nào thoạt đầu có vẻ như là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng thực ra lại là một công việc vô cùng phức tạp. Những người yêu trà phải lưu tâm khi xác định cặp đôi hoàn hảo, vì điều này cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến kết quả của trà. Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về một vài đặc điểm quan trọng của ấm trà ảnh hưởng đến hương vị của trà…

Ấm tử sa thường được chia thành 16 loại dáng ấm khác nhau, theo hình dáng ấm, cao thấp …trà cũng vô vàn chủng loại và được phân thành 6 loại trà phổ biến, cùng một loại trà nhưng mỗi nơi chế biến một vị khác nhau. HALI xin chia sẻ một số kinh nghiệm, cách chọn ấm tử sa phù hợp với từng loại trà để những người yêu ấm tử sa và thưởng trà tham khảo.

1. Thanh trà

Loại ấm thích hợp: vì trà ô long có mùi thơm nồng, loại ấm nên chọn loại ngắn chứ không phải cao, tròn chứ không phải vuông, nhỏ chứ không phải lớn. Chẳng hạn như ấm tây thi, thủy bình, cự luân sẽ tốt cho việc thu nhiệt và phát tán hương thơm.

 

Nguyên liệu làm ấm: Thanh trà là loại trà chủ yếu về hương. Sẽ thích hợp ngâm hãm bởi ấm tử sa bằng đất hồng nê (chu nê). Nên dùng ấm nhỏ là tốt nhất bởi các tinh thể hồng nê (chu nê) với mật độ cao sẽ thúc hương nhanh, tỏa hương nhanh, rất thích hợp cho lá trà có mùi hương mạnh như trà ô long.

Lưu ý khi pha: Pha trà ô long vị đậm và đắng, trà cần nếm kỹ sẽ có cảm giác đắng và ngọt. Sử dụng nước sôi 90 độ, thời gian hãm trà từ 2-5 phút.

Dáng ấm tử sa Thạch Biều mạnh mẽ, thanh thoát.

2. Hồng trà

Loại ấm thích hợp: Nên chọn loại ấm có dung tích lớn và chiều cao ấm cao để tránh tình trạng nước dội cao và tràn ra ngoài như ấm tần quyền, báo tôn… sẽ giúp lá trà được ngấm đều và dễ dàng làm sạch.

Nguyên liệu làm ấm: Đất tử nê, chu nê là tốt nhất, có thể ngâm hãm mang lại mùi vị nước trà thuần chất.

Lưu ý khi pha: lượng hồng trà tương đương trà xanh, gần như ngập đáy ấm, có thể nhiều hơn trà xanh một chút. Nhiệt độ nước nằm trong khoảng từ 85°C đến 95°C. Thời gian ngâm hãm 3-5 phút, có thể ngâm hãm 3-4 lần.

3. Hắc trà

Loại ấm thích hợp: Nên chọn loại ấm có vòi lớn hơn, chẳng hạn như ấm chuyết cầu, văn đán, thiền ngôn để tránh nước trà quá đặc.

Nguyên liệu làm ấm: thích hợp với ấm đất tử nê có màu nâu tím đậm hơn.

Lưu ý khi pha: Nhiệt độ nước tốt nhất để pha hắc trà là 95°C-100°C. Nếu nhiệt độ nước quá thấp sẽ không thể pha được hương vị thực sự của hắc trà.

4. Lục trà

Loại ấm thích hợp: phù hợp với các loại ấm có thân ngắn, miệng lớn như dáng tỉnh lan, phỏng cổ, hư biến… Vì trà xanh rất tinh tế, đun lâu sẽ làm mất đi các thành phần có lợi trong trà xanh nên loại này ấm tử sa miệng thấp miệng lớn có thể tản nhiệt nhanh nhất.

Nguyên liệu làm ấm: đất có độ thoáng khí tốt hơn, lục nê là phù hợp nhất. Cùng với màu sắc thanh nhạt, tính thẩm thấu cực tốt. Hơn nữa dưỡng ấm có lợi, sẽ hạn chế hình thành lớp cặn đen của trà, hoa văn trên ấm cũng được dưỡng rất tốt.

Lưu ý khi pha: Trà xanh không nên pha lâu, chỉ cần đậy đáy ấm 2-3 phút là được, nước nóng 85 ℃, nước trà trong xanh, nhìn rõ đáy chén trong vắt thanh tao, vừa hãm trà vừa thưởng thức.

Dáng ấm tử sa Phỏng Cổ với cấu trúc chắc chắn, mạnh mẽ.

5. Hoàng trà

Loại ấm thích hợp: chọn ấm có đế to, đồng dạng thân ấm không quá cao. Một cái ấm có miệng lớn, chẳng hạn như thạch biều, đức chung, liên tử sẽ phù hợp hơn. Nó có thể cung cấp cho trà đủ không gian để lan rộng và sẽ không mất nhiều thời gian và mất hương vị.

Nguyên liệu làm ấm: Loại chè này không kén đất nên các loại đất như tử nê, hồng nê (chu nê), lục nê, đoạn nê đều dùng được.

Lưu ý khi pha: nhiệt độ nước pha trà không được quá cao, tốt nhất là khoảng 85°C. Lần thứ hai, thứ ba ngâm trong khoảng 2 phút, như thế nước trà càng ngon.

Dáng ấm tử sa Đức Chung chân phương và mộc mạc

6. Bạch trà

Loại ấm thích hợp: Ấm tử sa phù hợp để pha bạch trà già, loại lớn trung bình. Ấm tử sa như hư biến, phan hồ là những lựa chọn tốt nhất.

Nguyên liệu làm ấm: Bạch trà cũng thích hợp các loại ấm tử sa làm từ đất Hồng nê (chu nê). Màu nước trà mang thêm màu trắng trong và vàng nhạt tương xứng với màu ấm, hương trà tinh khiết sảng khoái , tự nhiên.

Lưu ý khi pha: bạch trà khô thường nhẹ và xốp, lượng trà cho vào sẽ tương đối nhiều, theo thói quen uống trà thông thường, tăng khoảng một nửa sẽ thích hợp hơn. Nhiệt độ nước 85-90 độ là hợp lý.

Dáng ấm tử sa Phan Hồ được nhiều người yêu thích.

Ngoài một số kinh nghiệm chọn loại ấm phù hợp với các loại trà mà Quân Trà đã nêu ở trên, còn có nhiều đặc điểm khác chắc chắn có thể ảnh hưởng đến hương vị của trà: ấm trà mới và cũ, kích thước ấm trà, lượng trà, chất lượng trà, chất lượng nước, nhiệt độ nước, phương pháp/kiểu rót , thời gian rót, v.v. Tất cả những yếu tố này phải được tính đến để kiểm soát hoàn hảo và đạt được hiệu quả pha tối ưu. Thật vậy, không có gì ngạc nhiên khi việc uống trà trong thời kỳ hiện đại đã biến đổi từ một thói quen đơn giản thành một môn khoa học vô cùng phức tạp! Tại một số thời điểm, chúng tôi nhận ra rằng có quá nhiều yếu tố cần xem xét và cuối cùng, loại trà “hoàn hảo” của bạn có thể không “hoàn hảo” đối với người khác.

Biên tập: Thúy Hiền

Hotline: 1900 4609
SMS: 085.302.0000 Nhắn tin Facebook Zalo: 085.302.0000