Trà đạo Trung Hoa là gì?
Trà đạo Trung Hoa được xem là một nghệ thuật về triết lí, thưởng thức cuộc sống và mang nhiều nhân văn sâu sắc và là một đặc trưng văn hóa hình thành trong quá trình uống trà qua nhiều thế kỷ.
Trung Quốc là quốc gia sản xuất trà từ xa xưa và nổi tiếng về kỹ năng trồng và pha trà. Phong tục uống trà của Trung Hoa lan rộng sang châu Âu và nhiều khu vực khác thông qua trao đổi văn hóa thông qua “Con đường tơ lụa” cổ đại và các kênh thương mại khác. Việt Nam là quốc gia láng giềng nên văn hóa trà của Việt Nam cũng có giao thoa với văn hóa trà đạo Trung Hoa. Đất nước rộng nhất châu Á này cũng đã viết nên một trang chói lọi cho văn hóa trà trong lịch sử văn minh nhân loại.
Văn hóa trà có thể kể đến trà đạo, trà đức, tinh thần trà, trà liên (câu đối trà), trà thư (sách trà), trà cụ (ý chỉ dụng cụ uống trà), trà họa (tranh vẽ), trà học, trà cố (câu chuyện về trà), nghệ thuật trà,…Ngoài ra đây cũng là một nét văn hóa gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày, thể hiện ở các phương diện như: cách pha trà, dùng trà làm lễ vật (quà), dùng trà tu dưỡng bản thân,…
Nguồn gốc, lịch sử trà đạo Trung Quốc

Trà đạo Trung Quốc qua từng thời kỳ lịch sử gắn liền với các triều đại được tóm tắt như sau:
Ở Trung Quốc vào thời nhà Thương – Chu, trà chủ yếu là được dùng với công dụng làm thuốc chữa bệnh và lúc bấy giờ nó thực sự chưa được xem là loại một thức uống.
Thời nhà Hán, mãi đến thời kỳ này, tục uống trà mới dần dần hình thành ở Trung Quốc và đã được du nhập vào cung đình Từ thời kỳ Tam Quốc Lưỡng Tấn. Ở thời điểm đó, trà được coi là một thức uống sang trọng và tuyệt vời nhất để đãi khách trong giới đại sĩ phu và văn nhân.
Thời nhà Đường, trà đạo được phổ biến và lan rộng đến tất cả tầng lớp nhân dân, không những thế trà còn được người dân coi như một nét truyền thống văn hóa đẹp và cần được kế thừa và phát triển hơn nữa.
Trong thời kỳ nhà Thanh lúc bấy giờ, việc đặt riêng một quán trà đã trở thành một trào lưu phổ biến, tại đây, các quan khách có thể nghỉ ngơi và thưởng thức nhâm nhi một tách trà cũng như cùng đàm đạo các vấn đề xảy ra được xem là một sự hưởng thụ tuyệt vời

Nơi được xem là khởi nguồn của nghệ thuật trà đạo Trung Hoa ngày nay chính là nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Để trở thành một nét văn hóa nghệ thuật như bây giờ thì trà đã trải qua ba giai đoạn để hình thành từ trà bánh đến trà ngâm, cụ thể như sau:
Giai đoạn thứ nhất, là vào thời Đường ở Trung Quốc lúc bấy giờ được xem là một đỉnh cao của nghệ thuật uống trà bánh. Bộ sách “Trà kinh” của Lục Vũ đã được ra đời đúng vào thời điểm này. “Trà kinh” được xem là một bộ sách trà học đầu tiên trên thế giới và mở đầu cho nghệ thuật văn hóa uống trà của người Trung Quốc.
Giai đoạn thứ hai, là vào đời nhà Tống người dân đã chuyển từ trà bánh sang dùng loại trà bột. Tức là tán lá chè ra thành bột rồi khuấy cùng nước sôi. Ở giai đoạn này, mỗi tầng lớp sẽ có cách thưởng trà khác nhau.
Giai đoạn thứ ba, do cuộc chiến xâm lược dưới sự cai trị của quân Nguyên thì đến thế kỉ XIII văn hóa uống trà của trời đại trước đã bị tàn phá. Nghệ thuật trà đạo Trung Hoa đã bị suy tàn và phải đến thời nhà Minh thì văn hóa trà Trung Hoa mới được phục hồi phần nào. Và chính trong thời kỳ này, trà ngâm tức là hình thức pha trà như này nay mới được định hình do Minh Thái Tổ nghĩ ra.
Như vậy, có thể thấy rằng lịch sử phát triển trà tạo tại đất nước này để được hình thành từ rất lâu trước đó và trải qua nhiều thăng trầm, biến cố mới có được vị trí độc đạo như ngày hôm nay.
Nghệ thuật pha trà đạo Trung Quốc có gì đặc biệt?

“Tĩnh lặng, hài hòa, trung thực” chính là những từ dùng để miêu tả cho nét văn hóa nghệ thuật trà đạo Trung Quốc.
Sự tĩnh lặng, thanh thản của vẻ bề ngoài hay nét lặng yên bên trong tâm hồn của con người đó chính là những gì trà đạo mang đến cho người thưởng thức trà. Du dương một bản nhạc nhẹ nhàng và ngâm nhi tách trà để nuôi dưỡng tâm hồn thanh thản là điều mà mọi trà nhân hướng đến.
Muốn pha được một ấm trà thanh mát, trọn vị thơm ngon như ý thì người pha trà bắt buộc phải có cái tâm. “Tâm” được thể hiện ở từng công đoạn pha trà từ chuẩn bị nguyên liệu cho đến pha chế, người pha cần phải thật sự tâm huyết để có được một ấm trà ngon trọn vị và người thưởng trà sẽ cảm nhận được sự tinh tế và thanh mát trong từng ngụm trà.
Khi cái tâm của người pha trà đạo không tĩnh họ sẽ pha ra chén trà thiếu mất đi sự tinh tế và chỉn chu. Vì vậy, trong lòng phải sáng tỏ không có vướng bận chuyện gì và phải thật tĩnh lặng thì mới pha tách trà thanh khiết nhất.
Trà đạo Trung Hoa được coi là một trạng thái đỉnh cao của hư không và là thước để đo độ tĩnh tâm. Tâm tĩnh thì thưởng trà mới ngon.
Lễ nghi thưởng trà của người Trung Hoa
“Trà lễ, trà quy, trà pháp, trà kỹ, trà nghệ, trà tâm” sáu việc này cấu thành nên, gọi là “Trà đạo lục sự”.
Để có ấm trà thanh mát, thơm ngon như ý muốn, người tra trà ắt phải có tâm. Người pha trà cần phải để tâm vào từng nguyên liệu, từng công đoạn trong quá trình pha và uống trà. Như người xưa thường nói, dùng tâm để pha trà. Hàm ý ẩn dụ chúng là việc nhỏ nhất, công đoạn nhỏ nhất hay nguyên liệu nhỏ nhất cũng phải chú ý mà để tâm.

Khi người pha chế tâm huyết mà pha trà, người uống ắt hẳn cảm nhận được sự khéo léo, tinh tế và nỗi lòng của người pha. Bởi vậy mà phải để tâm để làm tất cả mọi việc. Đúng như câu nói ” tâm tĩnh thì lòng an nhiên”.
Nguyên tắc lễ nghĩa trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc
Trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc, khi rót trà thì không được rót đầy ly. Bởi lẽ, bên cạnh quan điểm rằng nếu trà được rót đầy ly sẽ chứng tỏ không quý khách đến nhà mình. Và hơn hết, lý do mà chúng ta không nên rót đầy vì trà nóng rất dễ bị bỏng và rất dễ làm đổ trà hoặc rơi chén trà.

Trong văn hóa trà đạo Trung Quốc khi uống trà cần mời người lớn trước mời người nhỏ sau để thể hiện “Kính trên nhường dưới”.
Khi người lớn được châm trà thì cần gõ nhẹ xuống bàn bằng ngón trỏ để cảm ơn. Còn đối với người cùng thứ bậc hay nhỏ hơn thì cần gõ nhẹ hai lần bằng ngón trỏ và ngón giữa để cảm ơn người rót trà.
Trong văn hóa uống trà của người Trung Quốc khi bưng ly thưởng trà phải dứt khoác tránh việc kéo lê ly trà, thưởng trà xong hãy chú ý để tách trà xuống một cách chậm rãi và nhẹ nhàng nhất có thể để không tạo ra âm thanh nếu không sẽ gây phiền và thể hiện thái độ không tôn trọng những người thưởng trà khác.

Trong cách pha trà đạo Trung Hoa nước pha trà đầu tiên nên bỏ đi không uống bởi nước trà đầu sẽ có nhiều tạp chất và không tốt cho sức khoẻ.
“Khách mới – đổi trà” được hiểu là nếu có khách mới đến trong lúc mọi người đang thưởng trà thì gia chủ sẽ thể hiện lòng hiếu khách và hoan nghênh khách mới bằng cách đổi trà đang uống
Cuối cùng, nếu gia chủ không đổi trà mới thì tức là đang ám chỉ muốn tiễn khách vì nhiều lý do khách nhau. Người khách sẽ tự động hiểu ám hiệu này và cáo từ.
Trà đạo Trung Quốc ảnh hưởng như nào đến phong cách sống?
Lúc đầu, trà đạo Trung Hoa chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Nhưng hiện nay trà đạo đã trở thành một nét văn hóa nghệ thuật của người Trung Quốc. Bởi cuộc sống hiện nay có quá nhiều muộn phiền nên nhu cầu thư giãn, giảm stress trong cuộc sống ngày càng tăng lên.

Mọi người cần đến sự yên tĩnh, hòa hợp với thiên nhiên, muốn tịnh tâm để suy nghĩ về cuộc sống, quan sát những sự vật diễn ra xung quanh trong một không gian nhẹ nhàng, thanh thản thì trà đạo là một giải pháp hợp lí nhất. Mỗi ngụm trà thưởng thức đều có vị đắng sau đó để lại vị ngọt thanh như cuộc sống hàng ngày.
Trà đạo giúp cho mọi người trở nên điềm tĩnh, cẩn thận hơn cũng như giúp mọi việc được xử lý nhẹ nhàng, đơn giản và chỉnh chu hơn bao giờ hết.
Tại Việt Nam, có thể tìm hiểu văn hóa trà đạo Trung Hoa ở đâu?
Hali JSC chuyên cung cấp các sản phẩm trà Trung Hoa cao cấp, bao gồm các loại trà nổi tiếng như Đại Hồng Bào, Kim Tuấn Mi, Chính Sơn Tiểu Chủng và nhiều loại trà khác. Với sứ mệnh mang trà Trung Hoa đến gần hơn với người yêu trà Việt Nam, chúng tôi luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm và cam kết mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Hali JSC tự hào là một trong những đơn vị uy tín trong ngành trà, giúp bạn khám phá sâu sắc hơn về trà đạo Trung Hoa. Bạn cũng có thể lựa chọn mua trà trực tuyến tại website tramtra.com để thuận tiện hơn cho việc tìm kiếm và mua sắm các loại trà chất lượng, phù hợp với sở thích của mình.
Nếu bạn cần tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây:
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HALI
Địa chỉ: Tầng 5 Tòa Nhà Hoàng Ngọc, Lô C2C Khu Công Nghệ Thông Tin Tập Trung Cầu Giấy, P.Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 1900 4609
Zalo : 084 3111 100
Email: info@halivietnam.com
Website : Halivietnam.com
Website : tramtra.com
Biên tập : Thúy Hiền