Kim Tuấn Mi – Hồng Trà Thượng Hạng Xứ Trung

Trang chủ » Kim Tuấn Mi – Hồng Trà Thượng Hạng Xứ Trung

Kim Tuấn Mi – Hồng Trà Thượng Hạng Xứ Trung
Kim Tuấn Mi – Hồng Trà Thượng Hạng Xứ Trung

Khi nhắc đến những loại trà tinh hoa bậc nhất trên dãy núi Vũ Di của Trung Quốc, cái tên Kim Tuấn Mi chắc chắn không thể bỏ qua. Dù chỉ mới xuất hiện từ năm 2005, loại Hồng trà này đã nhanh chóng chiếm trọn trái tim của những người yêu trà, không chỉ ở Trung Quốc mà trên toàn thế giới. Với hương vị độc đáo và sự cầu kỳ trong từng công đoạn chế biến và xứng đáng được tôn vinh là Hồng trà ngon nhất Trung Hoa.

Kim Tuấn Mi Là Gì?

Tên gọi Kim Tuấn Mi  mang ý nghĩa “Lông Mày Vàng” trong tiếng Việt. Sở dĩ có tên như vậy là vì những búp trà sau khi chế biến mang hình dáng thanh mảnh, dày dặn, tựa như nét lông mày của bậc quân tử. Đặc biệt, sắc vàng óng ánh như ánh kim của cánh trà càng làm tôn lên vẻ đẹp quý phái, sang trọng của nó.

Không chỉ là một trong Thập Đại Danh Trà Trung Hoa, Kim Tuấn Mi còn được ca tụng như một biểu tượng của Hồng trà, khiến bất kỳ ai từng thưởng thức đều không thể quên.

Vũ Di Sơn, quê hương của Kim Tuấn Mi, từ lâu đã nổi tiếng với các dòng nham trà (trà mọc trên núi đá) và Hồng trà. Tuy nhiên, có một thời gian dài, Hồng trà nơi đây ít được chú ý khi trà xanh, ô long, hay phổ nhĩ dường như chiếm ưu thế trên thị trường.

Đến năm 2005, một bước ngoặt lớn đã xảy ra. Các nghệ nhân trà tại làng Đồng Mộc, thuộc khu vực bảo tồn thiên nhiên quốc gia Vũ Di Sơn, đã sáng tạo ra Kim Tuấn Mi từ những búp non tinh tuyển của giống trà Tiểu Chủng. Sự ra đời của loại trà này đã làm hồi sinh Hồng trà tại Vũ Di Sơn, đưa nó lên một tầm cao mới.

Được làm hoàn toàn từ những búp non của cây trà mọc ở độ cao lý tưởng trong phạm vi 565 km² của Vũ Di Sơn, đặc biệt tập trung tại làng Đồng Mộc, thị trấn Tinh Thôn  Sự khắt khe trong việc lựa chọn nguyên liệu cùng với quy trình chế biến tỉ mỉ đã tạo nên hương vị vừa đậm đà, ngọt hậu, vừa thanh khiết, khó có loại Hồng trà nào sánh được.

Vườn trà trên dãy núi Vũ Di
Vườn trà trên dãy núi Vũ Di

Dù được chế biến theo dạng Hồng trà từ những cây trà mọc trên dãy núi Vũ Di, vẫn mang những nét đặc trưng riêng biệt, khác với các dòng Nham Trà nổi tiếng của vùng này. Một số nhà nghiên cứu trà đã không xếp Kim Tuấn Mi vào danh mục Nham Trà, vốn chủ yếu là các loại trà ô long được chế biến từ cây trà mọc trên núi đá.

Vũ Di Sơn từ lâu đã là một trung tâm sản xuất trà với lịch sử kéo dài từ giữa thế kỷ 17. Vùng đất này nổi danh với Đại Hồng Bào, một trong Tứ Đại Danh Trà Ô Long, được chế biến theo kiểu trà ô long truyền thống. Trà ở đây không chỉ là sản phẩm nông nghiệp mà còn là biểu tượng của văn hóa và lịch sử, minh chứng cho tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân trà qua hàng thế kỷ.

Trà gây ấn tượng với lá trà đen huyền điểm ánh vàng kim từ lông tơ mịn, búp trà tròn đều, thẳng tắp và chắc tay, thể hiện sự tinh tế và chất lượng cao cấp. Khi pha, trà cho nước vàng óng như mật ong, hương thơm độc đáo hòa quyện giữa trái cây, hoa và mật ong. Vị trà đậm đà, ngọt hậu, để lại dư vị khó quên, chinh phục mọi tín đồ trà đạo.

Kim Tuấn Mi có lá trà đen, mảnh và vàng kim, màu vàng là lông tơ và búp chè
Có lá trà đen, mảnh và vàng kim, màu vàng là lông tơ và búp chè

Quy Trình Chế Biến Trà – Tinh Hoa Từ Làng Đồng Mộc

Từ những cây trà thuộc dãy Vũ Di, theo cách chế biến khác nhau sẽ có ra được loại trà ô long và Hồng trà. Hồng trà nổi tiếng của dãy Vũ Di gồm 2 loại:

  1. Chính Sơn Tiểu Chủng được coi là “ông tổ” của Hồng trà truyền thống. Trà có vị trái cây, hương rừng rõ nét và đậm đà, nước trà màu hổ phách vô cùng ấn tượng. Ngày nay, có hai cách chế biến loại trà này: một loại có mùi lửa gỗ Tùng do được hun khói để hong khô bằng gỗ Tùng, một loại không có mùi gỗ. Lá trà hấp thụ mùi gỗ thông làm tăng hương vị rất nhiều, đôi khi mùi vị trà được so sánh giống hệt như một loại rượu whisky của Scotland.
  2. Kim Tuấn Mi – giống như Chính Sơn Tiểu Chủng nhưng chỉ sử dụng phần búp lá non, khác với Chính Sơn Tiểu Chủng sử dụng toàn bộ lá trà. Những búp trà sau khi chế biến có hình đạng dài, dày và đẹp tựa lông mi người quân tử. Hơn nữa cánh trà màu vàng óng, ánh kim. Trà tỏa ra hương vị mật ong và trái cây, khác với hương vị khói gỗ Tùng của Chính Sơn Tiểu Chủng truyền thống. Đây là kho báu cấp cao nhất rất hiếm, là loại trà tạo nên sự phổ biến nhanh chóng của Hồng trà ở chính Trung Quốc.
Trà Kim Tuấn Mi có nước trà vàng,hương thơm hỗn hợp của trái cây, hoa, mật ong
Trà có nước trà vàng,hương thơm hỗn hợp của trái cây, hoa, mật ong

Hầu hết các loại Hồng trà thường được lên men từ lá cây trà với độ oxy hoá từ 80-95%. Với Hồng trà ngoài việc chọn đúng loại búp trà chất lượng cao nhất thì kỹ thuật chế biến rất quan trọng để cho ra đời loại Hồng trà ngon nhất thế giới.

Đầu tiên, phơi búp trà trong nửa bóng râm, nửa nắng. Lần thứ hai, đẩy và kéo mạnh để nhào búp trà. Lần thứ ba, vun đống trà lại rồi dùng vải ướt đậy để lên men đến 70%, nướng chậm không khói ở nhiệt độ thấp. Sau khi hoàn thành bước thứ ba, túi được đậy kín bằng đá để không bị oxy hóa, và tạo thành trà “lông mày vàng”. Bước cuối cùng là cho trà vào khuôn và nướng lại để hoàn thành để tạo ra.

Công đoạn rải lá trà tươi để làm héo được kiểm soát chặt chẽ.
Công đoạn rải lá trà tươi để làm héo được kiểm soát chặt chẽ.

Theo tính toán, để tạo ra 500 gram trà thành phần thì cần 50.000 búp trà, nếu là búp trà hái trước Lễ hội Thanh Minh tức là khoảng tháng 3 – 4 dương lịch sẽ cho chất lượng trà cao nhất (Lễ hội Thanh Minh vào tháng 4-6 dương lịch, việc hái chè ở vùng núi cao diễn ra muộn hơn so với vùng chè ở vùng thấp). Trà thu hoạch sau lễ hội Thanh Minh thường được dùng để chế biến loại Hồng trà Chính Sơn Tiểu Chủng.

Ngày nay trà được chế biến ở các địa phương khác ngoài làng Đồng Mộc, tuy nhiên theo định nghĩa tiêu chuẩn quốc gia hiện nay về “Kim Tuấn Mi” thì ngay cả khi trà được làm theo tay nghề của nghệ nhân nhưng ở bên ngoài làng Đồng Mộc thì nó cũng không thể được gọi là “Kim Tuấn Mi”. Kim Tuấn Mi là đại diện trực tiếp cho nguồn gốc xuất sứ, nguyên liệu và công nghệ chế biến trà của làng Đồng Mộc

Biên tập: Thuý Hiền

Hotline: 1900 4609
SMS: 085.302.0000 Nhắn tin Facebook Zalo: 085.302.0000